Clip lấy nước mắt: Hành trình trở thành thầy giáo của cậu bé tự kỷ từng van xin để được đi học

Bằng trái tim ấm áp và sự hết lòng với học trò của cô giáo, mà Chao - cậu bạn tự kỷ từng bị tất cả phụ huynh, bạn bè kỳ thị đã có thể trở thành trợ giảng, sống với ước mơ của mình.

Bằng trái tim ấm áp và sự hết lòng với học trò của cô giáo, mà Chao - cậu bạn tự kỷ từng bị tất cả phụ huynh, bạn bè kỳ thị đã có thể trở thành trợ giảng, sống với ước mơ của mình.

Đây là đoạn quảng cáo được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật. Hãy dành khoảng 10 phút để xem hết clip này, bạn sẽ nhận ra sức mạnh thực sự của tình yêu thương to lớn như thế nào!


Nhân vật chính trong câu chuyện này là Chao - một cậu bé tự kỷ có hoàn cảnh hết sức đáng thương. Sau khi được bà gửi đến trường để học với những đứa trẻ bình thường, Chao đã gặp rất nhiều khó khăn để có thể hoà hợp và học tập. Sự kỳ thị, chế giễu, trêu chọc từ xung quanh đã khiến cuộc sống học đường của Chao như địa ngục. Và giữa lúc đó, cô giáo trẻ có tên Suriporn với trái tim ấm áp của mình đã đưa đôi tay kéo Chao trở về hoà nhập với thế giới.

 

Cô giáo Suriporn đã dành rất nhiều thời gian nghiên cứu về chứng tự kỷ, rồi kiên nhẫn quan tâm, giúp đỡ Chao mỗi ngày. Cô cũng là người duy nhất sẵn sàng giao tiếp, chia sẻ, bầu bạn với Chao. Cho tới lúc cậu bé đối diện với việc phải nghỉ học vì đánh bạn do không kiểm soát được cảm xúc, chính cô Suriporn đã bảo vệ Chao trước hiệu trưởng cũng như những phụ huynh, học sinh đang muốn Chao nghỉ học ngay lập tức.

 

Đỉnh điểm là vào lúc đó, Chao đã quỳ xuống, chắp tay và liên tục van xin "cho em được đi học tiếp". Đây cũng là minh chứng cho việc Chao đã có ý thức và cởi mở hơn với thế giới xung quanh.

Ước mơ của cậu bé Chao là trở thành thầy giáo. Với sự nỗ lực, tình yêu của cô giáo Suriporn cũng như quyết tâm từ chính bản thân mình, sau này, Chao đã thi công chức và trở thành trợ giảng.

Đoạn quảng cáo này đã khiến rất nhiều người xúc động. Quả thực, "làm thầy cô không thể nhận thành tích, chức sắc, tiền bạc, vật chất là mục tiêu của nghề. Điều mong nhận lại phải xuất phát từ tấm lòng mà một người thầy, người cô chân chính phải hi vọng và tự hào khi có được nó".

 

Theo Trí thức trẻ


thầy giáo

cậu bé

tự kỷ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.