Cô gái trẻ mắc ung thư đỗ hai trường đại học: "Em không sợ đau, chỉ sợ mọi người buồn"

Dù không may mắc phải bạo bệnh nhưng cô gái này vẫn luôn lạc quan và không từ bỏ ước mơ được vào đại học.

Cô gái ấy tên là Phạm Thị Huế, sinh viên năm cuối Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Huế đã chiến đấu với bệnh ung thư gan suốt thời gian từ năm 2012 đến nay. Dù không may mắc phải bạo bệnh nhưng cô gái này vẫn luôn lạc quan và không từ bỏ ước mơ được vào đại học.

“Em sợ… bị rụng tóc và mệt thì không đi học được”

Ở tuổi 15, vô lo, vô ưu và cũng là thời điểm những cô gái bước vào quãng thời gian đẹp nhất của đời người thì đối với Huế, đó lại là dấu mốc em đối diện với cú sốc lớn nhất đến với mình. 

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 1

Chân dung cô gái giầu nghị lực Phạm Thị Huế

Sau hai tháng Huế tự dung bị mất kinh nguyệt, đi khám tại bệnh viện tỉnh Thái Bình thì phát hiện có khối u ở gan và em được chuyển lên bệnh viện Việt Đức để mổ.

Cứ nghĩ sau lần mổ và điều trị tại Bệnh viện Việt Đức Huế sẽ khỏe lại nhưng bất ngờ 1 tháng sau bác sĩ thông báo em bị ung thư gan, nên em được chuyển sang bệnh viện K1 để điều trị.

Em nói, "lúc đó còn nhỏ, vẫn chưa hiểu thế nào là ung thư nên em vẫn nghĩ nó không nguy hiểm đến tính mạng".

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 2

Cô gái Phạm Thị Huế tươi tắn bên vườn hoa cải (Ảnh: NVCC)

“Lúc thấy những bệnh nhân bị rụng hết tóc, đầu trọc lóc em chợt thắc mắc vì sao họ lại như vậy, sau khi rỏi ra mới biết người bị ung thư và phải truyền hóa chất sẽ bị rụng tóc. Lúc này em mới cảm thấy sợ” – Huế cho biết.

Bước sang lớp 12, là giai đoạn nước rút thì cũng là lúc Huế bước vào đợt điều trị hóa trị lần thứ nhất, Huế tâm sự: “Lúc đó em chỉ sợ truyền hóa chất mà bị rụng hết tóc mà mệt nữa thì làm sao em đi học được. Nhưng em vẫn quyết định vừa truyền vừa học. Rất may, thầy Hiệu trưởng vẫn cho em đi viện và cho thi cuối kỳ bình thường, em thi điểm vẫn cao nhất lớp”.

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 3

Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo nhưng Huế vẫn luôn lạc quan (Ảnh: NVCC)

Vượt lên nghịch cảnh đỗ liền hai trường đại học

Sau khi học xong lớp 12, Huế tiếp tục đợt truyền hóa chất trong vòng 2 tháng và trở về đi thi đại học. Điều bất ngờ là mặc dù vừa phải điều trị bệnh vừa ôn thi nhưng kết quả em đạt được khiến bao người thán phục: đỗ thủ khoa đầu vào của trường Đại học Kinh tế Kỹ thật Công nghiệp và đỗ loại ưu Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.

Đang trong lúc vui mừng và lâng lâng hạnh phúc vì đỗ đại học, thì sau khi đi khám lại, bác sĩ thông báo bệnh của Huế lại tiếp tục tái phát, “lúc đó em thực sự suy sụp vì sau khi trải qua 7 đợt điều trị trong vòng 1 năm ở K2 đau đớn vô cùng, người mệt mỏi, không ăn uống được, em đã cố gắng đến cùng để truyền hết 7 đợt của bác sĩ. Sau lần đó em thề sẽ không vào viện nữa vì em sợ…”– Huế tâm sự.

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 4

Huế chụp ảnh kỷ yếu cùng bạn (Ảnh: NVCC)

Nhưng vì bệnh tái phát, bác sĩ lại tiếp tục chỉ định phác đồ điều trị tiếp theo cho Huế, mặc dù đỗ hai trường đại học nhưng lúc này gia đình Huế định không cho em theo học nữa vì sợ em không theo được do phải vừa đi viện, vừa đi học.

“Em khuyên bố mẹ và nhờ bạn bè thuyết phục cho em đi học tiếp, cho em vui vì các bạn đi học hết có mình em ở nhà đi điều trị vừa tủi thân, vừa buồn” – Huế nói.

Khi thuyết phục được bố mẹ, Huế quyết định lựa chọn trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam để theo học và vẫn tiêp tục hành trình vừa đi học vừa điều trị bệnh.

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 5

Những người bạn thân thiết của cô gái giàu nghị lực (Ảnh: NVCC)

Sau khi điều trị ở bệnh viện K2 không hiệu quả, em lại tiếp tục chuyển qua bệnh viện K3. Cứ một tuần ở viện, một tuần đến lớp, liên tục như vậy. Em phải xin thầy cô và bác sĩ sắp xếp lịch để em vẫn có thể đến trường và vẫn có thời gian điều trị tại bệnh viện. Rồi em bị rụng tóc và phải đội tóc giả đến trường dù rất khó chịu. 

Đông lực từ những người đồng cảnh ngộ

Suốt từ năm 2012 đến nay Huế đã trải qua tất cả 30 đợt điều trị khác nhau, nhưng em vẫn luôn giữ cho mình sự lạc quan trong cuộc sống. Em cho biết, việc chuyển hết từ viện này qua việc khác đã giúp em gặp gỡ được nhiều người đồng cảnh ngộ. Và với em những người bạn ấy còn thân thiết hơn cả người thân trong gia đình vì sự thấu hiểu và cảm thông. 

Huế nói: “Ngoài bố mẹ và những người cùng bị ung thư thì không ai có thể hiểu được người bị ung thư phải chịu đau đớn và phải trải qua việc điều trị như thế nào. Khi ở cùng mọi người em nhận được sự đông viên rất lớn, chính những câu chuyện của họ làm động lực cho em hàng ngày”.

co gai tre mac ung thu do hai truong dai hoc: "em khong so dau, chi so moi nguoi buon" - 6

Nụ cười vẫn luôn thường trực trên môi Phạm Thị Huế (Ảnh: NVCC)

Nhưng em cũng buồn rầu chia sẻ, “mọi người bị bệnh cùng em từ năm 2012 đến bây giờ cũng gần như đi  hết rồi, mọi người thân với nhau lắm nhưng cứ lần lượt, lần lượt ra đi…”.

Huế tâm sự, “bệnh của em đến hiện tại đã điều trị qua tất cả các phác đồ điều trị, các bác sĩ cũng nói “tôi hết võ rồi”, nên em xin ra viện điều trị bằng thuốc Nam. Mấy khối u ở gan, ngoài gần thận, mạc nối… nói chung là di căn mấy chỗ rồi chị ạ”.

Huế cũng không ngần ngại nói với tôi, "bây giờ em không còn sợ nữa, sống chung với ung thư em cũng quen. Em cảm thấy mình như trải qua một cuộc chiến dài nên dần thích nghi và đối mặt với nó, em chỉ sợ lúc đau giai đoạn cuối chứ không sợ chết hay gì cả, còn duyên thì ở, hết duyên thì đi".

Em cũng mong rằng mọi người nếu mắc bệnh như em cũng sẽ cố gắng vượt qua, chiến đấu với nó và không gục ngã.

Theo Thiên Di (Khám phá)

đỗ đại học

ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.