- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Con học kém bố mẹ đùn đẩy nhau đi họp phụ huynh
Con học kém gần nhất lớp nên mỗi lần đến kỳ họp phụ huỵnh, vợ chồng chị Đỗ Nguyệt Minh (Trần Đăng Ninh, Hà Nội) thi nhau thoái thác với mọi lý do, người nọ “đùn” người kia đi họp cho con.
Con học kém gần nhất lớp nên mỗi lần đến kỳ họp phụ huỵnh, vợ chồng chị Đỗ Nguyệt Minh (Trần Đăng Ninh, Hà Nội) thi nhau thoái thác với mọi lý do, người nọ “đùn” người kia đi họp cho con.
Con học kém, cha mẹ ngại đi họp phụ huynh. Ảnh minh họa
Đi đón con, con vừa nhắc cuối tuần phải họp phụ huynh, chị Minh đã nghĩ ngay trong đầu kiếm cớ gì để không ở nhà ngày hôm đó. Tối về, coi như chưa biết việc “ngày cuối tuần”, chị thủng thẳng nói với chồng: Cuối tuần em phải về quê mang thuốc cho ông ngoại. Sức khỏe của ông dạo này kém, huyết áp lên xuống thất thường… Trước đó, chị đã dặn con, 2 hôm nữa hãy thông báo với bố việc họp phụ huynh.
Đúng như mẹ dặn, bữa cơm buổi tối 2 hôm sau, con gái chị mang giấy họp phụ huynh để trên bàn ăn và bảo bố mẹ đi họp. Chị nhìn con có vẻ rất tiếc: Ôi, hôm đó mẹ bận về quê rồi, con nhờ ba đi họp cho nhé. Chồng chị, không có lý do gì để thoái thác, đành đồng ý đi họp cho con trong sự miễn cưỡng.
Đây không phải là lần đầu chị Minh đùn đẩy việc họp phụ huynh cho con sang chồng. Thấy vợ lười đi họp, chồng chị cáu gắt ra mặt. Thế nên, sau này có “kinh nghiệm”, chị Minh giở “chiêu trò” để không bị chồng mắng. Cũng chỉ vì con học kém nên vợ chồng chị đều “ngại” “xuất đầu lộ diện” ở lớp. Thấy các phụ huynh khác hãnh diện về con, mấy lần đi họp cho con, chị chỉ biết cúi gằm mặt.
Con học kém, không ít các bố mẹ “trốn” việc họp phụ huynh bằng cách nhờ ông, bà họp hộ. Cô Phạm Mai Hoa (Mỹ Lộc, Nam Định) cho biết, càng học sinh yếu thì phụ huynh càng ngại đi họp. Thậm chí, có việc liên quan đến con của họ mà họ cũng không bao giờ gọi điện cho cô giáo để hỏi. “Chính việc thiếu quan tâm đến con khiến con khó tiến bộ được”, cô giáo Hoa cho biết.
Họp phụ huynh là dịp để cha mẹ hiểu con mạnh yếu ở điểm gì. Ảnh minh họa
TS giáo dục Vũ Thu Hương (ĐHSP Hà Nội) cho biết, các phụ huynh có con học chưa giỏi đi họp cho con có rất nhiều tâm trạng. Tuy nhiên, các cha mẹ đừng nghĩ con mình phải có điểm số cao mới lên được cấp học sau, hồ sơ cấp dưới của con không ổn thì sẽ gặp nhiều trục trặc. Điều đó không đúng, vì ở nước ta luôn có những trường lớp phù hợp với khả năng của con. Cha mẹ đừng vì thiếu hiểu biết mà biến ngày họp phụ huynh cho con thành thảm họa với con và với chính mình.
Việc cha mẹ đi họp phụ huynh cho con, ngoài điểm số, cha mẹ cần nghe cô nhận xét về con mình. Bởi, ở trường, con sẽ thể hiện bản thân rất khác. Cha mẹ cần nhớ những nhận xét của cô về con để suy nghĩ về cách dạy con của mình và tuyệt đối không dùng bạo lực với con. Cha mẹ cũng cần nhớ, tính cách quan trọng hơn điểm số. Đừng thấy điểm số và xếp loại của con thấp mà đánh giá con kém. Cũng đừng sốc vì điểm của con mà thuê gia sư, xin lớp học thêm, “chạy chọt” cô giáo. Điều quan trọng là cần biết con yếu ở điểm nào để khắc phục dần dần, có khả năng gì để phát huy.
Con học kém, cha mẹ ngại đi họp phụ huynh. Ảnh minh họa
Đi đón con, con vừa nhắc cuối tuần phải họp phụ huynh, chị Minh đã nghĩ ngay trong đầu kiếm cớ gì để không ở nhà ngày hôm đó. Tối về, coi như chưa biết việc “ngày cuối tuần”, chị thủng thẳng nói với chồng: Cuối tuần em phải về quê mang thuốc cho ông ngoại. Sức khỏe của ông dạo này kém, huyết áp lên xuống thất thường… Trước đó, chị đã dặn con, 2 hôm nữa hãy thông báo với bố việc họp phụ huynh.
Đúng như mẹ dặn, bữa cơm buổi tối 2 hôm sau, con gái chị mang giấy họp phụ huynh để trên bàn ăn và bảo bố mẹ đi họp. Chị nhìn con có vẻ rất tiếc: Ôi, hôm đó mẹ bận về quê rồi, con nhờ ba đi họp cho nhé. Chồng chị, không có lý do gì để thoái thác, đành đồng ý đi họp cho con trong sự miễn cưỡng.
Đây không phải là lần đầu chị Minh đùn đẩy việc họp phụ huynh cho con sang chồng. Thấy vợ lười đi họp, chồng chị cáu gắt ra mặt. Thế nên, sau này có “kinh nghiệm”, chị Minh giở “chiêu trò” để không bị chồng mắng. Cũng chỉ vì con học kém nên vợ chồng chị đều “ngại” “xuất đầu lộ diện” ở lớp. Thấy các phụ huynh khác hãnh diện về con, mấy lần đi họp cho con, chị chỉ biết cúi gằm mặt.
Con học kém, không ít các bố mẹ “trốn” việc họp phụ huynh bằng cách nhờ ông, bà họp hộ. Cô Phạm Mai Hoa (Mỹ Lộc, Nam Định) cho biết, càng học sinh yếu thì phụ huynh càng ngại đi họp. Thậm chí, có việc liên quan đến con của họ mà họ cũng không bao giờ gọi điện cho cô giáo để hỏi. “Chính việc thiếu quan tâm đến con khiến con khó tiến bộ được”, cô giáo Hoa cho biết.
Họp phụ huynh là dịp để cha mẹ hiểu con mạnh yếu ở điểm gì. Ảnh minh họa
TS giáo dục Vũ Thu Hương (ĐHSP Hà Nội) cho biết, các phụ huynh có con học chưa giỏi đi họp cho con có rất nhiều tâm trạng. Tuy nhiên, các cha mẹ đừng nghĩ con mình phải có điểm số cao mới lên được cấp học sau, hồ sơ cấp dưới của con không ổn thì sẽ gặp nhiều trục trặc. Điều đó không đúng, vì ở nước ta luôn có những trường lớp phù hợp với khả năng của con. Cha mẹ đừng vì thiếu hiểu biết mà biến ngày họp phụ huynh cho con thành thảm họa với con và với chính mình.
Việc cha mẹ đi họp phụ huynh cho con, ngoài điểm số, cha mẹ cần nghe cô nhận xét về con mình. Bởi, ở trường, con sẽ thể hiện bản thân rất khác. Cha mẹ cần nhớ những nhận xét của cô về con để suy nghĩ về cách dạy con của mình và tuyệt đối không dùng bạo lực với con. Cha mẹ cũng cần nhớ, tính cách quan trọng hơn điểm số. Đừng thấy điểm số và xếp loại của con thấp mà đánh giá con kém. Cũng đừng sốc vì điểm của con mà thuê gia sư, xin lớp học thêm, “chạy chọt” cô giáo. Điều quan trọng là cần biết con yếu ở điểm nào để khắc phục dần dần, có khả năng gì để phát huy.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.