Cùng con đến trường (kỳ 2): Con không tìm được lớp, mẹ đứng khóc cùng con

Vì thương con và lo lắng khi con vào lớp 1 lạ lẫm khiến nhiều phục huynh nhấp nhổm đứng ngồi không yên.

Vì thương con và lo lắng khi con vào lớp 1 lạ lẫm khiến nhiều phục huynh nhấp nhổm đứng ngồi không yên.

Con khóc, mẹ cũng khóc cùng con

Do hiện nay gia đình nào cũng sinh ít con nên trong mắt cha mẹ mỗi đứa trẻ đều trở thành "con vàng, con bạc". Sự quan tâm con chi li từng tí một, thậm chí là thái quá cũng là điều dễ hiểu, nhất là khi con bước vào lớp 1 với bao điều lạ lẫm.

Cô Lê Thanh Huyền, giáo viên lớp 1 ở quận Cầu Giấy, Hà Nội vẫn không quên hình ảnh 2 mẹ con học sinh của cô khóc òa trong ngày đầu đến trường: "Do mới vào lớp 1 nên em học sinh chưa tìm được lớp đã lo lắng òa khóc. Điều đáng nói là ngay sau đó người mẹ thương con cũng đứng khóc cùng con luôn. Các cô giáo đến an ủi thì phụ huynh này càng khóc to hơn vì cứ sợ con không hòa nhập được với môi trường mới".

cung con den truong (ky 2): con khong tim duoc lop, me dung khoc cung con - 2

Cô Huyền bày tỏ, tâm lý các bậc cha mẹ có con vào lớp 1 mới mẻ, non nớt nên rất hay lo lắng cho con. Còn có trường hợp 1 phụ huynh ngày nào cũng đều đặn gọi điện cho cô 2 lần (lúc đang dạy học và lúc tan trường) để hỏi con đang làm gì, học hành có tốt không...

Cùng chung tâm trạng, cô Đỗ Kim Yến, một giáo viên lớp 1 ở TP.HCM cho biết, cô ra trường dạy được 6 năm nên cũng hiểu được phần nào tâm lý phụ huynh. Năm học mới nào cũng vậy, rất nhiều cha mẹ gặp xin cô cho con được ngồi bàn đầu để con được nhìn rõ hơn, học tập trung hơn và được cô quan tâm hơn.

Không những thế, cha mẹ còn can thiệp quá sâu vào công việc học tập của con. Khi cô giáo áp dụng phương pháp mới là vừa học vừa vận động thì nhiều người lên tiếng phản đối. Cha mẹ cho rằng học như vậy con mất tập trung, tham gia các trò chơi dễ gây thương tích và yêu cầu vẫn học theo phương pháp thụ động "cô giảng, trò nghe".

"Còn có nhiều cha mẹ thương con đã làm hộ bài tập về nhà cho con nhưng cũng có trường hợp không cho con làm bài tập về nhà vì cho rằng con học ở trường là quá đủ rồi", cô Yến bày tỏ.

Ngoài việc học, việc ăn của học sinh cũng là điều khiến cha mẹ mất ăn mất ngủ. "Một số cha mẹ nhất quyết không cho con học bán trú vì không tin tưởng cô cũng như suất ăn ở trường. Một phần sợ thức ăn không đảm bảo, một phần sợ con ăn chậm, ăn không đủ no. Vậy là mỗi ngày cha mẹ bỏ việc làm thay nhau về đón con", cô Yến ngậm ngùi.

Hãy để trẻ tự hòa nhập

Mặc dù thương con, chiều con nhưng mỗi bậc cha mẹ hãy là những phụ huynh sáng suốt trong việc con cần giúp đỡ những gì và cần được tự lập ra sao. 

"Đầu năm học, cha mẹ cần làm công tác tư tưởng cho các con. Các em phải có giờ giấc học tập ở trường và ở nhà nghiêm chỉnh. Năm ngoái lớp mình có trường hợp 1 học sinh khóc cả tuần 1 rồi sau mới chịu đến lớp.

Điều quan trọng khác là sự đồng hành của cha mẹ. Chuyện bé học chữ trước thì không cần thiết vì lớp 1 kiến thức mới mỗi ngày, nếu phụ huynh không ôn tập cho con thường xuyên thì con sẽ mau quên. Lớp 1 quan trọng nhất là học kỳ 1. Cha mẹ nên đồng hành cùng giáo viên giúp con nắm bắt tốt, biết cách ghép vần rồi thì sang học kỳ 2 con học dễ dàng hơn", cô Yến cho biết.

cung con den truong (ky 2): con khong tim duoc lop, me dung khoc cung con - 4

Bên cạnh đó, cô Thanh Huyền cũng đưa ra lời nhắn nhủ với cha mẹ rằng: Hãy để con tự hòa nhập.

"Cha mẹ để con tự quyết định theo ý mình, để con được vui chơi, học tập theo các bạn, được phát triển toàn diện. Trẻ nhỏ rất dễ làm quen mới môi trường mới nên cha mẹ đừng ôm ấp con thái quá. Cha mẹ chỉ cần tiếp cho con tinh thần, thế là đủ rồi", cô Huyền bày tỏ

Theo Tào Nga (Khám Phá)

giáo viên

học sinh

học chữ

vào lớp 1

chuẩn bị cho con vào lớp 1


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.