Đề thi thử nghiệm: Con lo 1, mẹ lo 10

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm, không ít sĩ tử mất Tết vì phải dành thời gian vật lộn giải đề. Cha mẹ lo lắng khi thấy con bò ra học, giáo viên cũng đứng ngồi không yên để hỗ trợ học sinh luyện thi.

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố đề thi thử nghiệm, không ít sĩ tử mất Tết vì phải dành thời gian vật lộn giải đề. Cha mẹ lo lắng khi thấy con bò ra học, giáo viên cũng đứng ngồi không yên để hỗ trợ học sinh luyện thi.

Những ngày này, Huyền Mi (học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên Hà Tĩnh) đang dốc hết lực để tập trung ôn thi THPT Quốc gia. Trước khi nghỉ Tết, My cùng các bạn đón nhận bộ đề thi minh họa chính thức của Bộ GD&ĐT trong sự hồi hộp, lo lắng.

“Năm nay thi nên em xác định không ăn Tết do mải ôn thi. Cả kỳ nghỉ Tết tập trung giải đề minh họa, thầy cô ở trường cũng giao thêm đề về nhà làm nên khá căng thẳng”- Huyền My chia sẻ. Với đề thi, My cho biết, đề không khó, nhưng cần bám sát vào kiến thức trong sách giáo khoa.

hai-nguyen-thi-dh-1.jpg
 Nhiều thí sinh lo lắng và hồi hộp khi đón nhận bộ đề thi minh họa trước tết nguyên đán. Ảnh: Đ.H.

Con lo một, mẹ lo mười. Theo My, bố mẹ em cũng vì lo lắng cho việc học của con nên việc ăn Tết gọn nhẹ hơn rất nhiều so với mọi năm. “Mẹ còn nói, Bộ GD&ĐT “khéo” chọn thời điểm tung đề thi, khiến cả nhà cũng quên Tết luôn”- Huyền My nói.

Còn với Linh Anh (THPT Kim Liên, Hà Nội), vì là giai đoạn nước rút nên không có tâm trạng để đón Tết. Vẫn là những ngày luyện thi bình thường, có phần nước rút hơn khi có đề thi minh họa. “Bộ đề thi không khó hơn so với lần trước nhưng nếu không đọc kỹ đề, sẽ có nhiều câu hỏi thực sự đánh đố. Chúng em lựa chọn cách trao đổi với nhau kỹ hơn khi học nhóm để tìm ra câu trả lời đúng nhất”, Linh Anh chia sẻ.

Đề thi minh họa cũng khiến nhiều giáo viên trở nên bận rộn hơn. Thừa nhận đón một cái Tết nhiều suy nghĩ, thầy Nguyễn Bá Tuấn- giảng viên luyện thi môn Toán tại Hà Nội chia sẻ, cấu trúc đề Toán vẫn như cũ với số lượng câu từng chuyên đề không thay đổi.

“Đề thi thử nghiệm chủ yếu hỏi kiến thức thuộc lớp 12, nhưng vẫn yêu cầu thí sinh phải nắm được kiến thức cơ bản từ lớp 10 và 11. Các câu hỏi vẫn phân theo 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Các câu hỏi cũng yêu cầu học sinh phải nắm kiến thức sâu hơn và tư duy mới làm được”- thầy Tuấn nói.

Một số giáo viên dạy văn cho biết, đề Ngữ văn thử nghiệm khá hay và hấp dẫn. Cô Nguyễn Thị Thanh Nga- Tổ trưởng môn Ngữ Văn, trường THPT Chương Mỹ A (Hà Nội) nhận định, đề thử nghiệm rất hay, kiến thức toàn diện, giữ đúng cấu trúc như đề minh họa, tuy nhiên đề khó hơn rất nhiều so với đề minh họa công bố trước đó.

Theo cô Nga, học sinh chỉ có 120 phút làm bài là quá ngắn, các em phải chật vật mới làm được. Cô dự đoán, đa số học sinh sẽ không làm hết đề, đặc biệt học sinh khá giỏi dễ bị sót ý, thiếu ý nên khó đạt điểm cao.

Thời điểm hiện tại, học sinh lẫn giáo viên đều đang tập trung nước rút cho việc ôn luyện giải đề, “khớp” giữa làm bài và thời gian quy định theo kiểu làm bài thi trắc nghiệm.

Chị Nguyễn Thị Hiền (phụ huynh có con ở Đại Từ, Thái Nguyên) lo lắng: “Bộ GD&ĐT khiến chúng tôi lo hơn cả các con, vì quy chế cứ thay đổi liên tục, lúc thế này, lúc thế kia. Vốn đã rất lo lắng cho con, những thay đổi ấy càng khiến chúng tôi cảm thấy áp lực tâm lý hơn”.

Theo Phụ nữ Việt Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.