- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Điểm thi môn Sử vào lớp 10 tại Hà Nội 'cao kỷ lục': Đề dễ hay chất lượng dạy và học được nâng cao?
Năm 2019, Lịch sử là môn được đánh giá có phổ điểm "cao kỷ lục" trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10.
Năm 2019, Lịch sử là môn được đánh giá có phổ điểm "cao kỷ lục" trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10.
Theo nhận định của các giáo viên bộ môn Lịch sử - Hệ thống giáo dục HOCMAI , phổ điểm thi vào 10 môn Lịch sử của Hà Nội năm 2019 phản ánh hình phổ điểm không lý tưởng, đỉnh phổ lệch hẳn về bên phải, trong 84.908 thí sinh dự thi có tới gần 1/4 đạt điểm 8 - 9 điểm, 951 điểm 10, gần 90% số bài thi trên trung bình và không có điểm 0.
Kết quả này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đề thi quá dễ hay do quan điểm của học sinh và giáo viên về môn học này có cải thiện đáng kể?
Phổ điểm của môn Lịch sử có thể nói đạt mức cao kỷ lục trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2019. (Biểu đồ: HOCMAI)
Năm 2019 lần đầu tiên môn Lịch sử được đưa vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội. Đề không yêu cầu học sinh học thuộc lòng sách giáo khoa, nhớ máy móc các số liệu, mốc thời gian mà kiểm tra khả năng tái hiện sự kiện, nhân vật lịch sử. Bên cạnh đó, đề yêu cầu học sinh nắm được những đặc điểm nổi bật của từng giai đoạn lịch sử và có cái nhìn xuyên suốt các vấn đề để trả lời những câu hỏi khó hơn.
Đề năm nay được đánh giá vừa sức với đại đa số học sinh, điều này được phản ánh khá rõ trên biểu đồ phổ điểm. Có khoảng 10% câu hỏi vận dụng giúp cho 19,1% số học sinh đạt điểm 9, 10. Như vậy, có thể nói đề thi vẫn có tính phân loại nhưng mức độ phân loại không cao.
Nội dung đề thi không có những câu hỏi mang tính thực tiễn, điểm thi trên chỉ phản ánh kiến thức mang tính sách vở chứ chưa đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức lịch sử giải quyết vấn đề của học sinh.
Đối với đề thi này, học sinh chỉ cần nắm vững những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể đạt 7 - 8 điểm.
Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi Lịch sử với vẻ mặt rạng rỡ, các em cho biết đề đơn giản, chỉ mất từ 15 đến 20 phút để hoàn thành. (Ảnh: Anh Thư)
Về quan điểm của học sinh và giáo viên ở môn học từng bị xem là “môn phụ” có thể đã thay đổi. Theo các giáo viên Lịch sử, thời gian gần đây, môn Lịch sử được đưa vào các kỳ thi quan trọng đã làm thay đổi đáng kể cách dạy và học của bộ môn này trong nhà trường. Điểm số trên phần nào phản ánh kết quả của quá trình đó.
Tuy nhiên, chỉ căn cứ vào điểm số thì chưa thể đánh giá được đúng chất lượng dạy và học, cần phải căn cứ vào tình hình thực tiễn. Quan điểm của giáo viên và học sinh tuy có phần thay đổi nhưng mới chỉ dừng lại ở việc dạy và học để phục vụ thi cử, chưa hướng đến mục đích phát triển các năng lực đặc trưng của môn học này cho học sinh hoặc các mục đích cao hơn.
"Điểm số của môn Lịch sử trong kỳ thi vào lớp 10 THPT năm nay góp phần làm thay đổi tâm lý “sợ học” Lịch sử của nhiều học sinh. Ở một mức độ nào đó, đây có thể được coi là môn thi gỡ điểm", một giáo viên nhận định.
Về chất lượng đề thi vẫn còn để lại nhiều băn khoăn đối với dư luận. Các giáo viên bộ môn này hy vọng những điểm hạn chế của đề thi sẽ được cải thiện trong những kỳ thi năm sau để ngành giáo dục có thể thực sự đánh giá chính xác chất lượng dạy và học môn học này.
Trước đó, chiều 14/6, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố kết quả kỳ thi vào lớp 10 công lập. Theo đó, tỷ lệ bài thi ba môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử đạt điểm trên trung bình là 80%. Trong đó Toán 80,22%; Ngữ văn là 87,24%, Lịch sử 89,08%. Bên cạnh đó, bài thi Ngoại ngữ trên trung bình đạt tỷ lệ 55,78%.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.