- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Đường lên đỉnh Olympia' làm sai lệch kết quả của thí sinh?
Một khán giả của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" phản ánh việc thí sinh trả lời sai hoàn toàn nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến thay đổi kết quả chung cuộc.
Một khán giả của chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" phản ánh việc thí sinh trả lời sai hoàn toàn nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến thay đổi kết quả chung cuộc.
Vị khán giả này cho rằng ở cuộc thi tuần hai tháng một quý III Đường lên đỉnh Olympia năm 2017 không chỉ có một mà đến hai câu thí sinh trả lời sai nhưng chương trình vẫn cho điểm.
Thứ nhất, câu hỏi thứ hai trong gói Về đích của thí sinh Trần Bảo Nhân: “Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm kém vào phần vỏ tàu chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện ly). Tại sao lại như vậy?”.
Ở câu hỏi này, Bảo Nhân không trả lời đúng và thí sinh Nhân Thanh Tùng (Hà Nội) nhanh tay giành được quyền trả lời.
Khán giả này phân tích:
Câu trả lời mà bạn Thanh Tùng đưa ra là: Người ta thường gắn thép vào vỏ sắt của tàu biển vì khi đó sắt đóng vai trò là cực anot còn kẽm là catot. Khi đó, kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ.
Câu trả lời này được chương trình cho điểm. Tôi đã tìm hiểu theo SGK Hóa học 12 nâng cao, trang 135, câu trả lời đúng phải như sau: Khi gắn kẽm vào vỏ thép trong môi trường nước biển là chất điện li, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, kẽm là cực âm.
Ở anot (cực âm), Zn bị oxi hóa Zn -> Zn+2 + 2e
Ở catot (cực dương) O2 bị khử 2H2O + O2 + 4e -> 4OH-
"Như vậy, Thanh Tùng đã trả lời sai khi đảo chiều hai cực trong hiện tượng này. Lẽ ra, thí sinh phải bị trừ đi 10 điểm theo luật chơi chứ không thể được cộng thêm 20 điểm”, người này nêu quan điểm.
Câu hỏi thứ hai trong gói Về đích của chính Thanh Tùng cũng được nêu ra. Chương trình đưa ra thí nghiệm Hóa học và hỏi: “Đốt cháy que đóm và dây magie rồi lần lượt cho vào bình đựng khí CO2. Tại sao que đóm tắt ngay, còn dây magie thì lại cháy sáng?”
Khán giả này phân tích:
“Ở câu hỏi này, Thanh Tùng đưa ra câu trả lời: Bởi vì CO2 là khí không duy trì sự cháy nên khi cho que đóm vào nó sẽ tắt. Còn việc magie phát sáng là do đốt lên sẽ có MgO và đấy là chất phát sáng khi cháy.
Tuy nhiên, SGK Hóa học 11 nâng cao ở trang 85 nêu: “Các kim loại có tính khử mạnh, thí dụ Mg, Al... có thể cháy được trong khí CO2 (CO2 + Mg -> MgO + C). Vì vậy, người ta không dùng khí CO2 để dập tắt các đám cháy Magie hoặc nhôm”.
Như vậy, khán giả này cho rằng việc phát sáng là do Mg cháy trong CO2 chứ không phải chất phát sáng là MgO, hay phản ứng mãnh liệt giữa Mg và CO2 khi cháy đã sinh ra MgO và C. Thế nhưng, thí sinh Thanh Tùng chỉ nói là do Mg đốt lên thì thành MgO và MgO là chất phát sáng.
“Câu trả lời này hoàn toàn sai. Bởi khi đốt nóng kim loại, không chắc chắn là kim loại đó sẽ chuyển thành oxit nên không thể nói Mg đốt nóng thì thành MgO. Bản chất phản ứng là Mg tác dụng với CO2 và cháy, chứ MgO không hề cháy và càng không thể phát quang được.
Thí sinh Thanh Tùng vừa trả lời sai bản chất, vừa trả lời sai hiện tượng và hoàn toàn không nhắc đến việc Mg tác dụng với CO2 - vốn là mấu chốt của câu hỏi và câu trả lời. Thế nhưng, thật khó hiểu khi chương trình lại tiếp tục cho thí sinh này điểm”, vị khán giả này nói.
"Kết quả cuối cùng, Thanh Tùng hơn Huỳnh Phú Vinh (Bình Dương) 5 điểm và giành vòng nguyệt quế. Trong khi đó, lẽ số điểm mà Thanh Tùng có được chỉ là 175 điểm và xếp thứ ba, sau Phú Vinh và Bảo Nhân (Bảo Nhân đã bị lấy 20 điểm mang qua quỹ điểm của Thanh Tùng). Tôi đã tham khảo ý kiến các đồng nghiệp dạy Hóa học bậc THPT của mình và tất cả đều thống nhất là không thể cho điểm thí sinh Thanh Tùng ở 2 câu hỏi trên", người này khẳng định.
Ngoài ra, vị khán giả cũng cho rằng: “Tôi phát hiện sau khi thay đoạn video cắt xén phần trả lời của thí sinh, hiện giờ, video phát lại của chương trình trên YouTube và trên Media VTV của cuộc thi này đều đã bị xóa. Liệu có điều gì đó bất thường? Nhưng lỗi sai là rất nghiêm trọng vì một thí sinh không hề đủ điểm để giành chiến thắng (thậm chí là không đủ hạng nhì) nhưng lại được cho vào vòng thi tháng”.
Trước thắc mắc của độc giả, VietNamNet đã liên hệ tới ban tổ chức Chương trình Đường lên đường đỉnh Olympia để làm rõ vấn đề này. Qua trao đổi, đại diện ban tổ chức chương trình xác nhận cuộc thi mà khán giả thắc mắc là cuộc thi tuần hai, tháng một, quý III phát sóng ngày 5/3.
Ở thắc mắc đầu tiên của khán giả, ban tổ chức cho hay học sinh đã trả lời được ý “kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ”.
“Câu hỏi không yêu cầu giải thích cơ chế hóa học của việc làm này nên chương trình chấp nhận cho điểm học sinh”, ban tổ chức thông tin.
Ở thắc mắc thứ hai, ban tổ chức đưa ra lời giải thích: “Học sinh đã trả lời ý “Mg cháy là do đốt sẽ có MgO”, tức là nêu được phương trình tỏa nhiệt giữa Mg và CO2. Thêm vào đó, câu hỏi không yêu cầu nói tên của chất phát sáng nên câu trả lời của học sinh được chấp nhận. Thực chất trong khi phát sóng, MC cũng nói rõ: "Đó là một câu trả lời được chấp nhận" và giải thích chính xác hiện tượng này”.
Theo ban tổ chức chương trình, trong cả 2 câu hỏi trên, về cơ bản, học sinh đã hiểu được bản chất của vấn đề.
“Vì vậy, với tính chất của cuộc thi tuần, chúng tôi có cơ sở để cho điểm học sinh”, đại diện ban tổ chức cho hay.
Vị khán giả này cho rằng ở cuộc thi tuần hai tháng một quý III Đường lên đỉnh Olympia năm 2017 không chỉ có một mà đến hai câu thí sinh trả lời sai nhưng chương trình vẫn cho điểm.
Phần trả lời bị tố làm sai lệch kết quả 'Đường lên đỉnh Olympia' Khán giả của "Đường lên đỉnh Olympia" phản ánh việc thí sinh trả lời sai nhưng vẫn được cho điểm, dẫn đến thay đổi kết quả trong cuộc thi tuần, phát sóng chiều 5/3 vừa qua.
Thứ nhất, câu hỏi thứ hai trong gói Về đích của thí sinh Trần Bảo Nhân: “Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm kém vào phần vỏ tàu chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện ly). Tại sao lại như vậy?”.
Ở câu hỏi này, Bảo Nhân không trả lời đúng và thí sinh Nhân Thanh Tùng (Hà Nội) nhanh tay giành được quyền trả lời.
Khán giả này phân tích:
Câu trả lời mà bạn Thanh Tùng đưa ra là: Người ta thường gắn thép vào vỏ sắt của tàu biển vì khi đó sắt đóng vai trò là cực anot còn kẽm là catot. Khi đó, kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ.
Câu trả lời này được chương trình cho điểm. Tôi đã tìm hiểu theo SGK Hóa học 12 nâng cao, trang 135, câu trả lời đúng phải như sau: Khi gắn kẽm vào vỏ thép trong môi trường nước biển là chất điện li, phần vỏ tàu bằng thép là cực dương, kẽm là cực âm.
Ở anot (cực âm), Zn bị oxi hóa Zn -> Zn+2 + 2e
Ở catot (cực dương) O2 bị khử 2H2O + O2 + 4e -> 4OH-
"Như vậy, Thanh Tùng đã trả lời sai khi đảo chiều hai cực trong hiện tượng này. Lẽ ra, thí sinh phải bị trừ đi 10 điểm theo luật chơi chứ không thể được cộng thêm 20 điểm”, người này nêu quan điểm.
Câu hỏi cuộc thi tuần 2 tháng một quý III Đường lên đỉnh Olympia gây tranh luận.
Câu hỏi thứ hai trong gói Về đích của chính Thanh Tùng cũng được nêu ra. Chương trình đưa ra thí nghiệm Hóa học và hỏi: “Đốt cháy que đóm và dây magie rồi lần lượt cho vào bình đựng khí CO2. Tại sao que đóm tắt ngay, còn dây magie thì lại cháy sáng?”
Khán giả này phân tích:
“Ở câu hỏi này, Thanh Tùng đưa ra câu trả lời: Bởi vì CO2 là khí không duy trì sự cháy nên khi cho que đóm vào nó sẽ tắt. Còn việc magie phát sáng là do đốt lên sẽ có MgO và đấy là chất phát sáng khi cháy.
Tuy nhiên, SGK Hóa học 11 nâng cao ở trang 85 nêu: “Các kim loại có tính khử mạnh, thí dụ Mg, Al... có thể cháy được trong khí CO2 (CO2 + Mg -> MgO + C). Vì vậy, người ta không dùng khí CO2 để dập tắt các đám cháy Magie hoặc nhôm”.
Như vậy, khán giả này cho rằng việc phát sáng là do Mg cháy trong CO2 chứ không phải chất phát sáng là MgO, hay phản ứng mãnh liệt giữa Mg và CO2 khi cháy đã sinh ra MgO và C. Thế nhưng, thí sinh Thanh Tùng chỉ nói là do Mg đốt lên thì thành MgO và MgO là chất phát sáng.
“Câu trả lời này hoàn toàn sai. Bởi khi đốt nóng kim loại, không chắc chắn là kim loại đó sẽ chuyển thành oxit nên không thể nói Mg đốt nóng thì thành MgO. Bản chất phản ứng là Mg tác dụng với CO2 và cháy, chứ MgO không hề cháy và càng không thể phát quang được.
Thí sinh Thanh Tùng vừa trả lời sai bản chất, vừa trả lời sai hiện tượng và hoàn toàn không nhắc đến việc Mg tác dụng với CO2 - vốn là mấu chốt của câu hỏi và câu trả lời. Thế nhưng, thật khó hiểu khi chương trình lại tiếp tục cho thí sinh này điểm”, vị khán giả này nói.
"Kết quả cuối cùng, Thanh Tùng hơn Huỳnh Phú Vinh (Bình Dương) 5 điểm và giành vòng nguyệt quế. Trong khi đó, lẽ số điểm mà Thanh Tùng có được chỉ là 175 điểm và xếp thứ ba, sau Phú Vinh và Bảo Nhân (Bảo Nhân đã bị lấy 20 điểm mang qua quỹ điểm của Thanh Tùng). Tôi đã tham khảo ý kiến các đồng nghiệp dạy Hóa học bậc THPT của mình và tất cả đều thống nhất là không thể cho điểm thí sinh Thanh Tùng ở 2 câu hỏi trên", người này khẳng định.
Ngoài ra, vị khán giả cũng cho rằng: “Tôi phát hiện sau khi thay đoạn video cắt xén phần trả lời của thí sinh, hiện giờ, video phát lại của chương trình trên YouTube và trên Media VTV của cuộc thi này đều đã bị xóa. Liệu có điều gì đó bất thường? Nhưng lỗi sai là rất nghiêm trọng vì một thí sinh không hề đủ điểm để giành chiến thắng (thậm chí là không đủ hạng nhì) nhưng lại được cho vào vòng thi tháng”.
Trước thắc mắc của độc giả, VietNamNet đã liên hệ tới ban tổ chức Chương trình Đường lên đường đỉnh Olympia để làm rõ vấn đề này. Qua trao đổi, đại diện ban tổ chức chương trình xác nhận cuộc thi mà khán giả thắc mắc là cuộc thi tuần hai, tháng một, quý III phát sóng ngày 5/3.
Ở thắc mắc đầu tiên của khán giả, ban tổ chức cho hay học sinh đã trả lời được ý “kẽm sẽ bị gỉ thay cho sắt và sắt được bảo vệ”.
“Câu hỏi không yêu cầu giải thích cơ chế hóa học của việc làm này nên chương trình chấp nhận cho điểm học sinh”, ban tổ chức thông tin.
Ở thắc mắc thứ hai, ban tổ chức đưa ra lời giải thích: “Học sinh đã trả lời ý “Mg cháy là do đốt sẽ có MgO”, tức là nêu được phương trình tỏa nhiệt giữa Mg và CO2. Thêm vào đó, câu hỏi không yêu cầu nói tên của chất phát sáng nên câu trả lời của học sinh được chấp nhận. Thực chất trong khi phát sóng, MC cũng nói rõ: "Đó là một câu trả lời được chấp nhận" và giải thích chính xác hiện tượng này”.
Theo ban tổ chức chương trình, trong cả 2 câu hỏi trên, về cơ bản, học sinh đã hiểu được bản chất của vấn đề.
“Vì vậy, với tính chất của cuộc thi tuần, chúng tôi có cơ sở để cho điểm học sinh”, đại diện ban tổ chức cho hay.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.