- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gần 300 giáo viên ở Hà Nội có nguy cơ mất việc: "Nếu nghỉ việc thật chắc đi nhặt rác thôi"
Sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề, các giáo viên hợp đồng nay sẽ phải "đấu loại trực tiếp" các kỹ năng tiếng Anh, tin học với những cử nhân mới ra trường.
Sau bao nhiêu năm gắn bó với nghề, các giáo viên hợp đồng nay sẽ phải "đấu loại trực tiếp" các kỹ năng tiếng Anh, tin học với những cử nhân mới ra trường. Dù là ở thế yếu nhưng nếu bỏ cuộc hoặc "đấu" thua, họ sẽ phải dừng "cuộc chơi" cả đời mình tâm huyết.
Buổi gặp mặt của những người sắp bị gọi là "cựu giáo viên".
Mới đây, trao đổi với báo chí, ông Lê Hữu Mạnh – Phó chủ tịch phụ trách giáo dục UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết sắp tới huyện này sẽ tổ chức thi tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS công lập. Kỳ thi này tổ chức theo chủ trương của thành phố.
Ông Mạnh cho biết, nếu các giáo viên hợp đồng trên địa bàn huyện không đăng ký dự thi hoặc không vượt qua kỳ thi thì sẽ bị cắt hợp đồng. Ngành giáo dục không có cơ chế xét tuyển dù giáo viên hợp đồng đã công tác, cống hiến nhiều n
ăm. Việc tổ chức thi tuyển sẽ không giới hạn người tham dự hay địa chỉ cư trú, chỉ cần đủ điều kiện.
Được biết, cuộc thi chia thành 2 vòng, vòng 1 sẽ thi ngoại ngữ, tin học và kiến thức chính trị. Thí sinh qua vòng 1 mới được thi vòng 2 là nghiệp vụ chuyên ngành.
Như vậy, hàng trăm giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn dù có thâm niên hơn 10 năm vẫn không có bất kỳ ưu tiên nào. Lợi thế về ngoại ngữ, tin học hoàn toàn thuộc về lớp trẻ, 256 giáo viên hợp đồng hoàn toàn có khả năng mất việc.
Người thâm niên nhiều nhất đã có 27 năm gắn bó với bảng phấn, họ đã có bề dày kinh nghiệm trong chuyên môn công tác.
Không thiếu người có thành tích, giấy khen cấp huyện, tỉnh, đã từng tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi và có kết quả, thế nhưng nay đều đứng trước nguy cơ giã từ bục giảng.
Thầy Đàm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Trung Dã (Sóc Sơn) cho biết: "Kỳ thi công chức cuối cùng với môn ngữ văn là vào năm 1998 nên cho tới nay tôi vẫn chỉ là giáo viên hợp đồng. Đối với chúng tôi bây giờ, mặc dù chắc kiến thức chuyên môn nhưng việc thi ngoại ngữ, tin học quả thực rất khó khăn, không bằng thế hệ trẻ. Thông tin về kỳ thi chúng tôi chỉ mới biết, chỉ có gần 2 tháng để chuẩn bị, thời gian để không nhiều trong khi vẫn phải lên lớp bình thường".
Sau khi cùng thảo tờ đơn kêu cứu gửi cơ quan chức năng, họ cùng nhau ôn luyện ngoại ngữ và tin học với niềm hy vọng mong manh rằng sẽ qua ải nếu vẫn phải thi.
Sau gần 20 năm làm giáo viên, thầy Đàm cũng như nhiều người khác, hoàn toàn không có nghề tay trái, nay cơ hội tiếp tục đứng lớp trở nên rất mong manh.
"Nếu phải nghỉ việc thật, chắc tôi đi nhặt rác thôi vì nhà tôi cũng gần với bãi rác Nam Sơn. Sau bao nhiêu năm cầm phấn, không biết sắp tới chúng tôi sẽ cầm gì", chia sẻ của thầy Đàm và có lẽ cũng là của nhiều thầy cô hợp đồng khác.
Cô Hoa, (giáo viên môn văn hóa, trường tiểu học Nam Sơn, Sóc Sơn) tâm sự, cô bắt đầu đi dạy từ năm 1994, đã 25 năm cống hiến. Thời gian đầu, lương giáo viên hợp đồng của cô 1 tháng chỉ có 160 ngàn đồng, tuy nhiên yêu nghề nên cô cũng như mọi người vẫn gắn bó. Đã ra trường từ 25 năm trước, giờ lại phải đứng trước một kỳ thi với kiến thức ngoại ngữ và tin học cóp nhặt, bổ túc chứ chưa từng được học bài bản, cô cũng như 255 giáo viên hợp đồng còn lại hoàn toàn có thể mất việc.
Ở tuổi ngoài 40, hầu hết các thầy cô hợp đồng không còn lựa chọn ngành nghề nào nữa, không còn công ty, xý nghiệp nào nhận họ vào làm, họ cũng chưa từng nghĩ đến chuyện sẽ mất việc, chưa từng có phương án dự phòng.
"Có lẽ tôi sẽ đi nhặt rác", câu nói nửa đùa nửa thật chua xót của nhiều thầy cô giáo trong huyện.
Với họ, những thành tích, cống hiến và kết quả đã đạt được là bằng chứng rõ ràng nhất cho năng lực của bản thân và tình yêu với nghề nghiệp trồng người, họ mong nhà chức trách có một cơ chế hợp lý, hợp tình để gần 300 con người có cơ hội được yêu nghề thêm lần nữa.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh cho biết, địa phương đã tổ chức đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các giáo viên. Tuy nhiên, việc giải quyết không thuộc thẩm quyền của huyện.
"Huyện đã có văn bản gửi Sở Nội vụ, đề nghị xét tuyển đặc biệt đối với 256 giáo viên cấp tiểu học và THCS thuộc diện phải thi tuyển viên chức đợt tới. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có thông tin phản hồi…" – ông Mạnh cho biết.
Theo Tổ Quốc
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.