- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo dục liên kết đang có biểu hiện thương mại hóa
Qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện một số đơn vị làm không đúng quy định và có biểu hiện thương mại hóa giáo dục liên thông, liên kết.
Qua thanh tra, cơ quan chức năng phát hiện một số đơn vị làm không đúng quy định và có biểu hiện thương mại hóa giáo dục liên thông, liên kết.
Trong thời gian vừa qua, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước triển khai loại hình đào tạo liên kết, liên thông. Tuy nhiên, qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện một số đơn vị giáo dục làm không đúng quy định, có biểu hiện thương mại hóa.
Năm 2016, Thanh tra Bộ GD&ĐT tập trung kiểm tra liên kết đào tạo bao gồm cả liên kết trong nước và yếu tố nước ngoài. Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm như liên kết sai phép, sai đối tượng, có biểu hiện thương mại hóa... và nhiều bất cập trong quy định về liên kết đào tạo.
Nhiều văn bản quản lý về liên kết đào tạo có những nội dung đã lạc hậu, quy định trách nhiệm và quyền hạn của trung ương và địa phương chưa cụ thể.
Cơ quan chức năng phát hiện một số đơn vị làm không đúng quy định và có biểu hiện thương mại hóa giáo dục liên thông, liên kết. Ảnh minh họa: VOV.
Năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT Gia Lai tổ chức kiểm tra chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ECO (ở tỉnh khác) tổ chức tại trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên nhưng chưa được cấp phép. Thanh tra tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ HUEIC, cơ quan chức năng yêu cầu hủy chứng chỉ đã cấp cho 190 học viên.
Hoạt động liên kết đào tạo không chỉ diễn ra ở những ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngân hàng, mà còn liên kết sang cả khối ngành y, dược.
Tại Nghệ An, thanh tra sở GD&ĐT tiến hành kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo và xử phạt hành chính 15 triệu đồng với trường Y dược Bắc Ninh và dừng tuyển sinh tại chi nhánh Nghệ An từ tháng 8/2014.
Ông Đinh Thanh Trí - Phó chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An - cho biết: “Năm 2016, tỉnh đã thanh tra tại 3 trường là Đại học Kinh tế Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh và Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc. Cơ quan chức năng phát hiện sai phạm kinh tế hàng tỷ đồng, thu hồi ngân sách Nhà nước và đề nghị kiểm điểm nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân sai phạm.
Sở GD&ĐT đã thanh tra tại một số đơn vị như Trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu, Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Nghệ An, trường Trung cấp Việt Anh..., phát hiện những sai phạm về giáo dục tổ chức liên kết đào tạo và xử lý.
Hoạt động liên kết đào tạo đã được chấn chỉnh nhưng vẫn còn có một số tổ chức, cá nhân phối hợp các cơ sở để đào tạo “chui” khi chưa có văn bản cho phép của Bộ GD&ĐT.
Trong khi đó, việc đào tạo thạc sĩ cũng không được tổ chức tại chính cơ sở đã đăng ký.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho rằng cần phối hợp tốt với công an và các sở ban ngành tăng cường thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ trên địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm đơn vị vi phạm.
Bà Phạm Thị Hằng cho rằng trước hết, công tác thanh tra phải được coi trọng để giúp việc quản lý ngày càng hiệu quả và kỷ cương kỷ luật trong ngành giáo dục được tăng cường.
Hàng năm, việc xây dựng kế hoạch xác định thanh tra trọng tâm phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, cấp theo dõi giám sát kết luận sau thanh tra.
"Sở thiết lập đường dây nóng công khai đề nghị người dân phản ánh thông tin đến chủ tịch các huyện thị, thành phố theo thẩm quyền qua đường dây nóng để xử lý. Chúng tôi đã cung cấp số điện thoại của chủ tịch UBND của 27 huyện thị”, bà Hằng nói.
Để chấn chỉnh các hiện tượng này, Bộ GD&ĐT vừa có chỉ thị về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ chức thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm...
Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết: “Các địa phương cần nâng cao nhận thức vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác thanh tra. Không chỉ người đứng đầu, đây còn là nhận thức của toàn thể đội ngũ cán bộ công chức người lao động trong toàn ngành về công tác này.
Ngoài ra, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra và cộng tác viên thanh tra giáo dục cần được tiếp tục. Các sở tăng cường công tác phối hợp có hiệu quả giữa thanh tra và lãnh đạo các cấp và tích cực, chủ động hơn trong mối quan hệ này”.
Việc tăng cường công tác thanh tra trong hoạt động giáo dục sẽ đảm bảo quyền lợi người học, nâng cao uy tín chất lượng đào tạo thông qua việc phát hiện và chấn chỉnh các cơ sở đào tạo “chui”.
Đại diện các sở GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT cần quy định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn các bên liên kết đào tạo và tăng trách nhiệm quản lý liên kết đào tạo ở địa phương.
Trong thời gian vừa qua, nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước triển khai loại hình đào tạo liên kết, liên thông. Tuy nhiên, qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện một số đơn vị giáo dục làm không đúng quy định, có biểu hiện thương mại hóa.
Năm 2016, Thanh tra Bộ GD&ĐT tập trung kiểm tra liên kết đào tạo bao gồm cả liên kết trong nước và yếu tố nước ngoài. Thanh tra phát hiện nhiều vi phạm như liên kết sai phép, sai đối tượng, có biểu hiện thương mại hóa... và nhiều bất cập trong quy định về liên kết đào tạo.
Nhiều văn bản quản lý về liên kết đào tạo có những nội dung đã lạc hậu, quy định trách nhiệm và quyền hạn của trung ương và địa phương chưa cụ thể.
Cơ quan chức năng phát hiện một số đơn vị làm không đúng quy định và có biểu hiện thương mại hóa giáo dục liên thông, liên kết. Ảnh minh họa: VOV.
Năm học 2014-2015, Sở GD&ĐT Gia Lai tổ chức kiểm tra chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học ECO (ở tỉnh khác) tổ chức tại trường Trung cấp Lâm nghiệp Tây Nguyên nhưng chưa được cấp phép. Thanh tra tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ HUEIC, cơ quan chức năng yêu cầu hủy chứng chỉ đã cấp cho 190 học viên.
Hoạt động liên kết đào tạo không chỉ diễn ra ở những ngành nghề hấp dẫn như tài chính, kế toán, ngân hàng, mà còn liên kết sang cả khối ngành y, dược.
Tại Nghệ An, thanh tra sở GD&ĐT tiến hành kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo và xử phạt hành chính 15 triệu đồng với trường Y dược Bắc Ninh và dừng tuyển sinh tại chi nhánh Nghệ An từ tháng 8/2014.
Ông Đinh Thanh Trí - Phó chánh Thanh tra tỉnh Nghệ An - cho biết: “Năm 2016, tỉnh đã thanh tra tại 3 trường là Đại học Kinh tế Nghệ An, Đại học Y khoa Vinh và Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc. Cơ quan chức năng phát hiện sai phạm kinh tế hàng tỷ đồng, thu hồi ngân sách Nhà nước và đề nghị kiểm điểm nghiêm túc đối với tập thể, cá nhân sai phạm.
Sở GD&ĐT đã thanh tra tại một số đơn vị như Trung tâm dạy nghề huyện Diễn Châu, Trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp Nghệ An, trường Trung cấp Việt Anh..., phát hiện những sai phạm về giáo dục tổ chức liên kết đào tạo và xử lý.
Hoạt động liên kết đào tạo đã được chấn chỉnh nhưng vẫn còn có một số tổ chức, cá nhân phối hợp các cơ sở để đào tạo “chui” khi chưa có văn bản cho phép của Bộ GD&ĐT.
Trong khi đó, việc đào tạo thạc sĩ cũng không được tổ chức tại chính cơ sở đã đăng ký.
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho rằng cần phối hợp tốt với công an và các sở ban ngành tăng cường thanh tra hoạt động liên kết đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ trên địa bàn, đồng thời xử lý nghiêm đơn vị vi phạm.
Bà Phạm Thị Hằng cho rằng trước hết, công tác thanh tra phải được coi trọng để giúp việc quản lý ngày càng hiệu quả và kỷ cương kỷ luật trong ngành giáo dục được tăng cường.
Hàng năm, việc xây dựng kế hoạch xác định thanh tra trọng tâm phải phối hợp chặt chẽ với các ngành, cấp theo dõi giám sát kết luận sau thanh tra.
"Sở thiết lập đường dây nóng công khai đề nghị người dân phản ánh thông tin đến chủ tịch các huyện thị, thành phố theo thẩm quyền qua đường dây nóng để xử lý. Chúng tôi đã cung cấp số điện thoại của chủ tịch UBND của 27 huyện thị”, bà Hằng nói.
Để chấn chỉnh các hiện tượng này, Bộ GD&ĐT vừa có chỉ thị về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Theo đó, người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục chỉ đạo tổ chức thanh tra trực thuộc xây dựng kế hoạch hàng năm có trọng tâm, trọng điểm; kịp thời tiến hành thanh tra đột xuất khi cần thiết. Tổ chức kiểm tra đúng quy trình quy định, kết luận rõ ràng, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm...
Thứ trưởng GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng cho biết: “Các địa phương cần nâng cao nhận thức vai trò, vị trí tầm quan trọng của công tác thanh tra. Không chỉ người đứng đầu, đây còn là nhận thức của toàn thể đội ngũ cán bộ công chức người lao động trong toàn ngành về công tác này.
Ngoài ra, việc phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra và cộng tác viên thanh tra giáo dục cần được tiếp tục. Các sở tăng cường công tác phối hợp có hiệu quả giữa thanh tra và lãnh đạo các cấp và tích cực, chủ động hơn trong mối quan hệ này”.
Việc tăng cường công tác thanh tra trong hoạt động giáo dục sẽ đảm bảo quyền lợi người học, nâng cao uy tín chất lượng đào tạo thông qua việc phát hiện và chấn chỉnh các cơ sở đào tạo “chui”.
Đại diện các sở GD&ĐT kiến nghị Bộ GD&ĐT cần quy định rõ hơn trách nhiệm và quyền hạn các bên liên kết đào tạo và tăng trách nhiệm quản lý liên kết đào tạo ở địa phương.
Theo VOV
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.