- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Giáo sư "quần đùi" Trương Nguyện Thành chia sẻ bí quyết thi trắc nghiệm THPT
GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ) vừa thực hiện một clip ngắn dành cho các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
GS Trương Nguyện Thành (ĐH Utah, Mỹ) vừa thực hiện một clip ngắn dành cho các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi THPT quốc gia sắp tới. Trong đó, ông chia sẻ những bí quyết để đạt kết quả tốt khi làm bài thi trắc nghiệm.
Theo GS Trương Nguyện Thành, để thi trắc nghiệm tốt thí sinh chú ý 2 vấn đề.
Thứ nhất, bài thi trắc nghiệm được thiết kế và xây dựng thế nào.
Thứ hai, thí sinh phải có chiến lược để trả lời những câu hỏi trắc nghiệm.
GS Thành chia sẻ, câu hỏi trắc nghiệm thường có 4 câu trả lời. Trong đó, một trong những câu trả lời mà thí sinh chỉ có một xíu kiến thức thì dễ dàng nhận ra đó là hoàn toàn sai; đối với một em có trình độ trung bình thì có thể nhận ra nó sai vì nó có khoảng 50% đúng, sai; hai câu còn lại rất khó nhận dạng câu nào đúng và câu nào sai (80% đúng và khoảng 20% sai) và chỉ có 1 câu đúng.
Tuy nhiên, do áp thời gian và trong phòng thi nên thí sinh thường đọc nhanh và không suy nghĩ nên bốc một câu trả lời cảm thấy đúng. Cho nên, một số em sau khi thi trắc nghiệm có cảm giác rằng “Tôi làm bài thi được” nhưng cuối cùng kết quả lại không tốt.
Bí quyết GS Thành chia sẻ là: “Trong bài thi trắc nghiệm, thường những câu hỏi được sắp xếp một cách ngẫu nhiên không theo trình tự từ dễ đến khó. Nhưng theo quán tính, các em thường bắt đầu từ trên xuống dưới, điều này dẫn đến vấn đề thường xuyên gặp là vướng vào một câu hỏi khó và mất hết thời gian và không còn cơ hội làm những câu dễ hơn ở bên dưới”.
Do đó, GS Thành dành 3 lời khuyên cho các học sinh:
Thứ 1, chuẩn bị tinh thần, sức khỏe và trí tuệ. Cần có một giấc ngủ thật ngon ngày trước khi đi thi. Khi vào phòng thi, hít thở thật sâu và chậm để giảm nhịp tim. Vì nếu nhịp tim tăng cao thì não bộ sẽ không hoạt động bình thường.
Thứ 2, khi bắt đầu thi, các em bỏ vài phút đọc hết các câu hỏi, không cần đọc câu trả lời. Nhận dạng được những câu nào dễ và mình có thể trả lời ngay.
Thứ 3, khi bắt đầu trả lời câu hỏi, thay vì chọn câu trả lời đúng thì bắt buộc các em phải đọc từng câu trả lời một và loại bỏ từng cái: cái này sai hoàn toàn; cái này sai 50%; so sánh sự khác biệt giữa 2 câu còn lại. Từ sự khác biệt đó, các em có thể phát hiện ra một điểm hơi vô lý của câu trả lời và loại bỏ câu trả lời đó để còn lại câu trả lời duy nhất.
GS Trương Nguyện Thành sinh năm 1962, là tiến sĩ khoa học ngành hóa và tính toán do Trường Minnesota (Hoa Kỳ) cấp năm 1990. Năm 1993, ông đoạt giải “Một trong những nhà khoa học trẻ tuổi có nhiều triển vọng của Mỹ”. Ông tham gia giảng dạy tại Đại học Utah (Hoa Kỳ) từ năm 1992-2002, tham gia công tác tuyển sinh và quản lý sinh viên cao học khoa hóa của trường này.
GS Trương Nguyện Thành
Năm 2002, ông được phong GS cao cấp (cấp cao nhất trong ba cấp GS ở Mỹ) khi mới 41 tuổi. Năm 2005, ông được Phó chủ tịch UBND TPHCM khi đó là ông Nguyễn Thiện Nhân (nay là Bí thư Thành ủy TPHCM- PV) mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán. Sau đó, GS Trương Nguyện Thành được mời lập đề án thành lập Viện Khoa học và công nghệ tính toán TP.HCM.
Từ tháng 1/2017 đến tháng 5/2018, ông Thành đảm nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng điều hành của trường ĐH Hoa Sen. Ông được HĐQT trường đề cử làm hiệu trưởng nhưng không được chấp thuận vì không đạt chuẩn của Bộ GD-ĐT. Sau khi không được chấp thuận làm hiệu trưởng, GS Trương Nguyện Thành đã quay về Mỹ và tiếp tục giảng dạy tại ĐH Utah.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.