Giáo viên hãy nghiêm khắc với trẻ nhưng xin đừng hù dọa

Bất luận một sự hù dọa nào đối với trẻ đều tạo nên những vết thương về tâm lý. Vì vậy, giáo viên hãy cứ nghiêm khắc với trẻ nhưng xin đừng hù dọa.

Bất luận một sự hù dọa nào đối với trẻ đều tạo nên những vết thương về tâm lý. Vì vậy, giáo viên hãy cứ nghiêm khắc với trẻ nhưng xin đừng hù dọa.

Cô giáo dùng đũa đánh tím đùi học trò đã bị sa thải Đánh trẻ cho thấy thầy cô không có năng lực, phẩm chất và đạo đức Thêm một vụ giáo viên có hành vi bạo hành trẻ ở Thanh Hóa Tuổi thơ bị tàn phá và chuyện đáng xấu hổ của nghề chăm trẻ

Hãy nghiêm khắc và đe dọa trong yêu thương

Bất cứ người nào khi cho trẻ ăn mà trẻ không chịu ăn đều có tâm lý rất bực bội.

Sự bực bội ở đây xuất phát từ ý thức “muốn trẻ ăn hết khẩu phần”. Dù người đó là cha mẹ, ông bà hay cô giáo nếu không vì ý thức đó thì sẽ không bao giờ cố gắng bằng mọi cách để cho trẻ ăn.

Cô giáo tại trường mầm non Apollo (TP.HCM) dốc ngược đầu trẻ vì ăn chậm gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: giaoduc.net.vn

Tuy nhiên không phải cứ hù dọa, đánh đập trẻ mới là biện pháp để giải quyết vấn đề.

Biện pháp có thể xuất phát từ ý thức tốt nhưng phải đảm bảo cả hiệu quả, an toàn và để trẻ cảm nhận được sự yêu thương. 

Dốc ngược đầu trẻ ra cửa sổ để hù dọa là cách làm rất đáng phê phán. Bởi đó là cách hành xử thiếu đạo đức, phản cảm và gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.  

Thời gian gần đây, có nhiều trường hợp giáo viên mầm non cư xử thô lỗ đối với trẻ.

Tôi từng chứng kiến một giáo viên dọa trẻ “trong nhà vệ sinh có ông kẹ” hay “nếu con nhác ăn sẽ bị bỏ con giun vào miệng...”.

Hậu quả của việc đe dọa đó là trẻ rất sợ mỗi khi vào nhà vệ sinh, thậm chí “nhịn đi vệ sinh” vì sợ ông kẹ.

Có phụ huynh kể rằng đêm ngủ con mình khóc thét nói “đừng bỏ giun vào miệng con”. Đó chính là hậu quả của việc hù dọa.

Tôi nghĩ rằng, giáo viên xin hãy cứ nghiêm khắc nhưng đừng bao giờ thô lỗ, đừng bao giờ hù dọa và gây cho trẻ tâm lý bất an, sợ hãi.

Tại sao phải nghiêm khắc với trẻ? Giáo dục trẻ là sự uốn nắn ngay từ những ngày đầu. Phải có sự nghiêm khắc để các em vào nề nếp.

Nhưng nghiêm khắc không có nghĩa là hù dọa. Vẫn biết, sẽ có những lúc chúng ta phải sử dụng biện pháp dọa nạt chứ không thể chiều chuộng mãi.

Nhưng dọa ở mức độ “răn đe” và để các em cảm nhận được sự yêu thương mới là cách lựa chọn tốt.

Phải để trẻ thấy rằng, cô giáo rất yêu các em và tình yêu đó xuất phát từ sự chăm ngoan, nghe lời của các em.

Đó là cách giáo dục giúp các em hiểu và cố gắng hành động để nhận được sự yêu thương.

Phụ huynh đừng gieo tâm lý “cô giáo đáng sợ” cho trẻ

Thực tế nhiều phụ huynh luôn mang tâm lý, con còn quá nhỏ chưa biết tự bảo vệ mình nên dễ bị cô giáo đánh.

Từ đó có những cách hành xử thiếu tế nhị với giáo viên, thậm chí gieo suy nghĩ không tốt vào tư tưởng của trẻ.

Có trường hợp phụ huynh đến đón con, đứng trước cửa lớp câu đầu tiêu hỏi con là: “Nay con có bị cô giáo phạt không?”.

Thậm chí có những phụ huynh tra hỏi con khi phát hiện những vết bầm ở tay chân “con bị cô đánh ở tay lúc nào? cô đánh con phải không?”....

Cách hỏi này của phụ huynh lại khiến trẻ có cảm giác ở bên cô giáo không an toàn.

Đáng nhẽ phụ huynh nên hỏi con mình những câu như: “nay con học có vui không? con kể cho mẹ nghe cô dậy con thế nào?”. Tạo tâm lý thích đến trường của trẻ và lắng nghe trẻ thực sự.

Có những trường hợp trẻ bị cô giáo bạo hành. Nhưng đó chỉ là một vài trường hợp rất nhỏ.

Bản thân một giáo viên mầm non ngoài việc dạy dỗ trẻ còn đảm đương cả việc chăm sóc như một người mẹ. Vì vậy, nếu thiếu đi sự yêu thương và tâm huyết thì rất khó để làm trò nhiệm vụ.

Để làm tốt công tác giáo dục trẻ, giáo viên mầm non cũng phải có những kỹ năng. Trong đó chắc chắn phải có sự nghiêm khắc, có sự gần gũi và có cả những lúc răn đe khi cần.

Điều đó nhằm để các em ngoan hơn, giỏi hơn. Nhưng phải là răn đe trong sự yêu thương không ảnh hưởng tâm sinh lý và thể chất của trẻ.

Theo Giáo dục Việt Nam


giáo viên

bạo lực học đường

trẻ màm non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.