GS.TS Phạm Tất Dong: "11 điểm đỗ đại học, không thể chấp nhận được"

Theo chuyên gia giáo dục, 11 là số điểm quá thấp để xét tuyển đại học và thực tế theo phân tích, điểm của các em còn thấp hơn thế nữa.

Theo chuyên gia giáo dục, 11 là số điểm quá thấp để xét tuyển đại học và thực tế theo phân tích, điểm của các em còn thấp hơn thế nữa.

Chỉ cần đạt 3 điểm/môn là có thể xét tuyển đại học (ĐH) đang là thông tin gây xôn xao dư luận những ngày gần đây. Câu chuyện tưởng chừng sẽ không bao giờ xảy ra trong tuyển sinh các trường ĐH, nhưng nó đã trở thành hiện thực trong năm 2018.

Cụ thể, ngày 14/7, trường đại học Xây dựng miền Trung (thuộc bộ Xây dựng) công bố điểm sàn xét tuyển khiến dư luận xã hội giật mình. Theo đó, trường nhận hồ sơ với những thí sinh đạt được từ 11 điểm/3 môn trở lên trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Như vậy, cộng với số điểm ưu tiên cao nhất một thí sinh có theo quy định của bộ GD&ĐT là 2,75 điểm thì các em có thể đỗ vào trường ĐH Xây dựng miền Trung với điểm trung bình mỗi môn chưa đến 3 điểm.

Không thể chấp nhận được

Trước sự việc này, trao đổi với PV, GS.TS Phạm Tất Dong, Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam, nói: “3 điểm/môn có thể đỗ đại học là không chấp nhận được. Điểm này là điểm phổ thông cấp 4 chứ ĐH không thể lấy như vậy. Theo thông tin mới đây, bộ GD&ĐT sẽ cho kiểm tra lại. Và chắc chắn phải kiểm tra lại, lấy 11 điểm thì quá thấp”.

GS.TS Phạm Tất Dong, Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam.

“Đây là chuyện rất quan trọng cần xem xét 2 vấn đề: Thứ nhất, tại sao các trường lại lấy điểm thấp như thế? Đúng quy định của bộ GD&ĐT hay không? Bộ giao quyền tự chủ nhưng cũng không thể hạ mức thấp như vậy, chưa nổi điểm trung bình mà có thể đỗ ĐH.

Thứ hai, nếu lấy thấp như vậy nhà trường có đảm bảo được chất lượng cho sinh viên hay không? Nói thẳng những trường top thấp thường đã rất khó khăn về cơ sở vật chất, chất lượng đào tạo… Giờ lấy chuẩn đầu vào quá thấp như vậy nếu không cẩn trọng sẽ làm hỏng đi những thế hệ tương lai”, vị Chủ tịch hội Khuyến học Việt Nam bức xúc.

“Quan điểm của tôi, ĐH phải lấy điểm cao, hoặc có thể tùy từng ngành nhưng cũng phải xét điểm từ trung bình khá trở lên. Những em học khá giỏi sẽ có phẩm chất như siêng năng, tư duy học tập. Với những em không thích học khi lên ĐH rồi chán, trốn tiết sẽ gây ra nhiều hệ lụy”, Chủ tịch hội Khuyến học nhấn mạnh.

Thực chất điểm còn thấp hơn nữa

Trao đổi với PV, thầy Nguyễn Bá Tuân, hệ thống Giáo dục Học mãi, cho biết: "11 điểm có thể xét tuyển ĐH thực sự là quá thấp. Và thực chất, năng lực của các em còn không được 11 điểm.

Hơn nữa, các em làm 3-4 điểm trên bài thi trắc nghiệm như hiện nay chưa chắc đã là kiến thức thực. Thực tế điểm của các em còn thấp hơn nữa vì xác suất khoanh tròn trong 40 câu là rất cao".

Ngưỡng điểm xét tuyển của trường ĐH Xây dựng miền Trung.

"Nếu vin vào cái cớ đề thi khó không làm được bài là không đúng. Theo đánh giá của tôi, đề thi khó là đối với những câu phân hóa, dành cho những học sinh đạt điểm cao và các em dùng để xét tuyển ĐH.

Còn để đạt mức 5 điểm, tức làm 20 câu cho học sinh tốt nghiệp là không hề khó. Ở đây, học sinh chỉ làm được 3 điểm thì thực sự là năng lực các em rất yếu, dùng điểm này xét ĐH thì quá thấp", thầy Tuân nhận định.

Theo Người đưa tin


tuyển sinh đại học

xét tuyển đại học

điểm sàn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.