Kết quả thẩm định sách Công nghệ giáo dục: Hạn chế việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Kết luận của Hội đồng thẩm định về tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của bộ sách này.

Kết luận của Hội đồng thẩm định về tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” đã chỉ ra ưu điểm, hạn chế của bộ sách này.

Phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ Giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại đang gây tranh cãi những ngày qua khi các chữ cái ‘K’, ‘Q’, ‘C’ đều đọc là ‘cờ’.

Trước khi có tranh cãi này, nhiều năm nay, báo chí cũng có nhiều bài viết đặt dấu hỏi về việc vì sao một chương trình, bộ sách còn đang gây tranh cãi đã được đưa vào giảng dạy ở 40-50 tỉnh thành, trên hàng trăm nghìn học sinh?

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đặt ra nhiều câu hỏi đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ làm rõ trách nhiệm trong việc thử nghiệm sách "Công nghệ giáo dục" ở nhiều tỉnh trên cả nước. Sách đã được thẩm định chưa, ai thẩm định và kết quả ra sao?

Trước câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đề nghị sẽ trả lời bằng văn bản.

Theo Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, ngày 23.10.2017, bà đã nhận được văn bản trả lời của Bộ GDĐT về kết quả đánh giá tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy. Ảnh: quochoi.vn.

Đại biểu Thúy cho biết, sau đó, kết quả đánh giá này đã được đăng tải trên Báo Giáo dục Việt Nam khi bà được phóng viên của báo phỏng vấn về vấn đề này.

Theo đó, danh sách Hội đồng quốc gia thẩm định tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục” gồm 13 người. Sau những ngày thẩm định, kết quả đánh giá bộ sách cụ thể như sau:

Ngoài ưu điểm, còn nhiều hạn chế

Về ưu điểm thể hiện mục tiêu của chương trình, Hội đồng thẩm định đánh giá: Tài liệu “ Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục ” đáp ứng một số mục tiêu của chương trình môn Tiếng Việt, nhất là mục tiêu giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng đọc thành tiếng, viết chính tả, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh; cung cấp một số kiến thức về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hóa và văn học.

Về hạn chế: Mục tiêu giúp học sinh phát triển kỹ năng nói và nghe chưa được thể hiện trong tài liệu.

Các hướng dẫn, hoạt động giúp học sinh đọc hiểu bài đọc như tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn, trả lời câu hỏi đọc hiểu chưa được chú trọng. Vì vậy học sinh có thể đọc thành tiếng văn bản nhưng không hiểu nghĩa.

Tài liệu cũng chưa đáp ứng tốt mục tiêu giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, hạn chế này thể hiện rõ nhất qua phần ngữ liệu...

Cho phép thử nghiệm đến khi có chương trình mới

Sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng thẩm định quốc gia, tài liệu “Tiếng Việt 1 Công nghệ giáo dục" đã được chỉnh sửa theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.

Bộ GDĐT đánh giá rằng, trong tương lai, nếu được nâng cao chất lượng, tài liệu này có thể được sử dụng như là một cuốn sách giáo khoa trong số những cuốn sách giáo khoa khác nhau khi cả nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới và chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” có hiệu lực.

Điều kiện tiên quyết là tài liệu này phải được Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa mới thẩm định và thông qua như tất cả các sách giáo khoa khác.

Trước mắt, nếu việc chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu của Hội đồng và được Bộ GDĐT cho phép, thì tài liệu này có thể đưa vào nhà trường dưới hình thức thử nghiệm cho đến khi áp dụng sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo Lao Động


cách đánh vần

sách giáo khoa

chương trình giáo dục mới


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.