- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không còn công chức giáo viên: Ý kiến của các chuyên gia Sư phạm
Các chuyên gia Sư phạm cho rằng, việc không còn công chức giáo viên nên thực hiện theo lộ trình và có hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn nghề nghiệp.
Các chuyên gia Sư phạm cho rằng, việc không còn công chức giáo viên nên thực hiện theo lộ trình và có hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn nghề nghiệp.
Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ phải có lộ trình.
Có thể nói, nếu chủ trương trên được thực hiện thì sẽ tác động rất lớn đến hàng triệu giáo viên đang công tác ở khắp mọi miền của đất nước.
GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Sư phạm cho rằng, hiện nay, giáo viên được xếp vào hạng viên chức nhưng thực tế là nhiều chính sách và chế độ thụ hưởng lại như là công chức. Giáo viên có nghề nghiệp đặc thù về chuyên môn nên việc bỏ không còn công chức, viên chức là hoàn toàn đúng đắn. Bởi như vậy sẽ thúc đẩy các thầy cô giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, phát triển nghề nghiệp.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều giáo viên chưa sẵn sàng đón nhận chủ trương trên của Bộ GD-ĐT vì nhiều người đã quen được hưởng lương theo sự “bao cấp”. Vì vậy, quá trình thực hiện phải có lộ trình, không nên quá đột ngột.
Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên (ảnh minh họa)
Trước tiên, việc thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên nên thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi như ở Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng... Bởi ở những nơi này có mô hình trường dân lập đã thực hiện việc trả lương cho giáo viên theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Còn ở những vùng miền khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì nên thực hiện sau cùng.
Khi bỏ công chức, viên chức giáo viên thì phải gắn với chế độ lương bổng, đãi ngộ xứng đáng đủ để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình.
Cần có quy chuẩn nghề nghiệp và thời gian để thử thách
“Một trong những bất cập là từ nhiều năm nay, các trường ĐH đang phải đối diện với thách thức là không thể thải hồi được người không làm được việc để tuyển dụng người trẻ, có năng lực, chuyên môn giỏi vì vướng mắc ở biên chế, hợp đồng vô thời hạn”- PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nêu quan điểm.
Để thực hiện được việc làm trên, trước hết, Bộ GD-ĐT cần đưa ra quy chuẩn năng lực cơ bản cho giáo viên như chuẩn chuyên môn, chuẩn trình độ ngoại ngữ. Người nào chưa đạt chuẩn thì sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện. Nếu sau một thời gian thử thách, thầy cô giáo nào không đạt được chuẩn đề ra thì có thể nhà trường điều chuyển họ làm việc ở nơi khác.
Ví dụ như hiện nay, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đưa ra quy định đối với giảng viên là phải đạt trình độ tiếng Anh IELT 7.5 trở lên. Nếu sau 2 năm, họ không đạt được tiêu chuẩn đề ra thì sẽ bị chuyển sang các phòng, ban khác chứ không được đứng lớp giảng dạy nữa.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên không nên thực hiện đồng loạt ở các tỉnh thành và phải thực hiện rất cẩn thận vì sẽ tác động rất lớn đến tâm lý và đời sống của hàng triệu giáo viên. Nếu không thì chúng ta sẽ chẳng thu hút được những giáo viên giỏi giảng dạy ở những vùng miền khó khăn.
Còn GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nêu ý kiến, việc triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên phải dựa trên xây dựng đề án cụ thể. Theo đó, đề án phải đưa ra yêu cầu cụ thể đối với những người có phẩm chất, năng lực, đặc thù nghề giáo và đảm bảo sự công bằng, minh bạch
Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên mà sẽ theo chế độ hợp đồng "có vào - có ra", có chế độ đãi ngộ lớn. Lĩnh vực đào tạo sẽ theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Tuy nhiên, việc này sẽ phải có lộ trình.
Có thể nói, nếu chủ trương trên được thực hiện thì sẽ tác động rất lớn đến hàng triệu giáo viên đang công tác ở khắp mọi miền của đất nước.
GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Sư phạm cho rằng, hiện nay, giáo viên được xếp vào hạng viên chức nhưng thực tế là nhiều chính sách và chế độ thụ hưởng lại như là công chức. Giáo viên có nghề nghiệp đặc thù về chuyên môn nên việc bỏ không còn công chức, viên chức là hoàn toàn đúng đắn. Bởi như vậy sẽ thúc đẩy các thầy cô giáo nâng cao chất lượng giảng dạy, phát triển nghề nghiệp.
Tuy nhiên, sẽ có nhiều giáo viên chưa sẵn sàng đón nhận chủ trương trên của Bộ GD-ĐT vì nhiều người đã quen được hưởng lương theo sự “bao cấp”. Vì vậy, quá trình thực hiện phải có lộ trình, không nên quá đột ngột.
Bộ GD-ĐT sẽ triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên (ảnh minh họa)
Trước tiên, việc thí điểm không còn công chức, viên chức trong giáo viên nên thực hiện ở những nơi có điều kiện kinh tế-xã hội thuận lợi như ở Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng... Bởi ở những nơi này có mô hình trường dân lập đã thực hiện việc trả lương cho giáo viên theo hướng thị trường lao động, tăng cường chất lượng. Còn ở những vùng miền khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì nên thực hiện sau cùng.
Khi bỏ công chức, viên chức giáo viên thì phải gắn với chế độ lương bổng, đãi ngộ xứng đáng đủ để họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình.
Cần có quy chuẩn nghề nghiệp và thời gian để thử thách
“Một trong những bất cập là từ nhiều năm nay, các trường ĐH đang phải đối diện với thách thức là không thể thải hồi được người không làm được việc để tuyển dụng người trẻ, có năng lực, chuyên môn giỏi vì vướng mắc ở biên chế, hợp đồng vô thời hạn”- PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM nêu quan điểm.
Để thực hiện được việc làm trên, trước hết, Bộ GD-ĐT cần đưa ra quy chuẩn năng lực cơ bản cho giáo viên như chuẩn chuyên môn, chuẩn trình độ ngoại ngữ. Người nào chưa đạt chuẩn thì sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện. Nếu sau một thời gian thử thách, thầy cô giáo nào không đạt được chuẩn đề ra thì có thể nhà trường điều chuyển họ làm việc ở nơi khác.
Ví dụ như hiện nay, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đưa ra quy định đối với giảng viên là phải đạt trình độ tiếng Anh IELT 7.5 trở lên. Nếu sau 2 năm, họ không đạt được tiêu chuẩn đề ra thì sẽ bị chuyển sang các phòng, ban khác chứ không được đứng lớp giảng dạy nữa.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên không nên thực hiện đồng loạt ở các tỉnh thành và phải thực hiện rất cẩn thận vì sẽ tác động rất lớn đến tâm lý và đời sống của hàng triệu giáo viên. Nếu không thì chúng ta sẽ chẳng thu hút được những giáo viên giỏi giảng dạy ở những vùng miền khó khăn.
Còn GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội nêu ý kiến, việc triển khai thí điểm không còn công chức, viên chức giáo viên phải dựa trên xây dựng đề án cụ thể. Theo đó, đề án phải đưa ra yêu cầu cụ thể đối với những người có phẩm chất, năng lực, đặc thù nghề giáo và đảm bảo sự công bằng, minh bạch
Theo VOV
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.