Lộ diện chủ nhân bằng ĐH 50 năm bỏ quên trong thư viện ĐH Quốc gia

Chủ nhân của tấm bằng ĐH Sư phạm bị bỏ quên trong cuốn sách lưu giữ tại thư viện ĐH Quốc gia suốt 50 năm đang được cư dân mạng nóng lòng tìm kiếm.

Chủ nhân của tấm bằng ĐH Sư phạm bị bỏ quên trong cuốn sách lưu giữ tại thư viện ĐH Quốc gia suốt 50 năm đang được cư dân mạng nóng lòng tìm kiếm.

Mới đây, trên diễn đàn với gần 500.000 thành viên, tài khoản Sinh Vu đã đăng tải hình ảnh một tấm bằng tốt nghiệp khoa Văn của Trường ĐH Sư phạm I cấp năm 1971 cho cử nhân khóa học 1966 - 1969 bị bỏ quên trong thư viện ĐH Quốc gia. Chủ nhân của tấm ghi là Vũ Duy Hùng, quê quán tại Liên An, Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

lo dien chu nhan bang dh 50 nam bo quen trong thu vien dh quoc gia hinh anh 1

Tấm bằng ĐH lưu lạc được đăng tải trên mạng xã hội để tìm chủ nhân (ảnh chụp màn hình).

Người đăng tải chia sẻ: “Góc trả đồ. Em đi đọc sách thư viện ĐH Quốc gia thấy có tấm bằng ĐH bỏ quên kẹp trong quyển sách tư liệu đã gần 50 năm. Tấm bằng này năm 1966 - 1969, thời điểm đó là vô cùng ý nghĩa, không có nó cuộc đời bác này có lẽ đã theo bước ngoặt mới. Ai thấy quen bác thì báo để bác nhận lại bằng ĐH nhé”.

Ngay sau khi được đăng tải, bài viết đã nhận được nhiều lượt like và bình luận, nhiều bạn đọc bày tỏ sự lo lắng, làm mất tấm bằng này không biết chủ nhân có tiếp tục theo đuổi được nghề giáo viên của mình hay không. Nhiều người đã chia sẻ thông tin để mong tấm bằng có thể được trao trả lại cho chủ nhân.

lo dien chu nhan bang dh 50 nam bo quen trong thu vien dh quoc gia hinh anh 2

Tấm bằng tốt nghiệp ĐH bị thất lạc. (Ảnh: Facebook Sinh Vu)

Bạn đọc Phương Lý bình luận:“Thú vị thật, đúng là chuyện hiếm. Nhưng cũng chứng tỏ gần 50 năm qua chẳng hai sờ đến cuốn sách tư liệu này!”. Bạn đọc Minh Nguyệt (Hà Nội) cho rằng: “Chủ nhân tấm bằng sinh năm 1948, năm nay nếu còn sống bác cũng đã rất nhiều tuổi rồi. Thời đó có được tấm bằng này đúng là vô cùng quý giá. Hy vọng không phải vì mất tấm bằng mà bác không được đứng trên bục giảng”.

Sáng nay (11.7), phóng viên báo Dân Việt đã tìm kiếm và liên hệ được với chủ nhân của tấm bằng - bác Vũ Duy Hùng. Bác Hùng cho biết, sáng nay con trai bác đã đọc được thông tin trên mạng và biết tấm bằng ĐH của bố bị thất lạc đã được người nào đó tìm thấy trong thư viện ĐH Quốc gia, tuy nhiên vẫn chưa có ai liên hệ với bác.

“Tấm bằng tốt nghiệp sư phạm trước đó là hệ đào tạo 3 năm, có màu đỏ. Sau đó, vào năm tám mấy Bộ GD-ĐT có thay đổi phôi bằng và chuyển đổi từ hệ đào tạo sư phạm 3 năm sang 4 năm. Khi đó nhiều người phải nộp lại bằng cũ và thi để cấp lại bằng mới hệ 4 năm, phôi màu xanh. Tuy nhiên, tôi được “đặc cách” cấp lại không phải thi do có sáng kiến kinh nghiệm được công nhận giải toàn miền Bắc khi đó” - bác Hùng cho biết.

Cũng theo bác Hùng, tấm bằng thất lạc có thể là do cán bộ nào đó của Sở, Bộ hay trường sau khi thu hồi vô tình đọc sách rồi kẹp lại và quên chứ không phải do bác quên. Sau khi được cấp lại bằng, bác Hùng giảng dạy tại trường cấp 3 ở Lào Cai từ năm 1969 đến năm 1974. Sau đó từ năm 1974 đến tháng 6.2008 bác là giáo viên dạy văn và là Phó hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hải An, Hải Phòng). Tháng 7.2008, bác Hùng nghỉ hưu về sáng tác văn học và cho ra đời một số tập văn, thơ.

Bác Hùng cho biết: “Tấm bằng bị mất không ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của tôi, tuy nhiên tôi rất vui và bất ngờ khi biết sau 50 năm lại có người tìm thấy nó và muốn trả lại cho mình. Tôi rất cảm ơn người nhặt được và mong nhận lại được tấm bằng đó, vì dù sao nó đánh dấu cho ước mơ, hoài bão và những cố gắng thời trẻ, cũng đánh dấu những bước đi đầu tiên trong sự nghiệp của cuộc đời mình”.

Theo Tùng Anh (Dân Việt)


bằng đại học

cư dân mạng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.