- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mức chi chiết khấu phát hành sách giáo khoa khoảng 250 tỷ đồng/năm
Mức chi chiết khâu phát hành SGK GDPT khoảng 250 tỷ đồng/năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao
Mức chi chiết khâu phát hành SGK GDPT khoảng 250 tỷ đồng/năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh, giáo viên, lợi nhuận của các cơ sở in và các tổ chức, cá nhân liên quan khác.
Đó là kết quả khảo sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về thực trạng xuất bản, in, phát hành SGK giáo dục phổ thông hiện nay.
Ngày 25/9, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTTN & NĐ) đã họp phiên toàn thể với nhiều nội dung quan trọng trong đó có Báo cáo kết quả: Khảo sát một số nội dung trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2012 – 2017.
Ngày 25/9, Ủy ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTTN & NĐ) đã họp phiên toàn thể
Tạo thế độc quyền khép kín
Theo báo cáo của Ủy ban VHGDTTN & NĐ Theo quy định của Luật Giáo dục, Bộ GD&ĐT có thẩm quyền tổ chức biên soạn, thẩm định, giao cho NXB GDVN tổ chức biên tập, xuất bản và phát hành SGK GDPT. Thời gian qua, việc xuất bản SGK GDPT thực hiện theo quy trình: Bản thảo sau khi được Bộ GD&ĐT thẩm định, phê duyệt, sẽ giao cho NXB GDVN tổ chức xuất bản, in và phát hành.
Qua khảo sát cho thấy dư luận rất băn khoăn cho rằng việc Bộ GD&ĐT vừa tổ chức biên soạn, vừa tổ chức thẩm định, phê duyệt, chỉ đạo việc xuất bản, in và phát hành SGK đã tạo ra thế độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ biên soạn đến phát hành.
Việc chỉ có duy nhất 01 đơn vị được giao tổ chức xuất bản SGK dễ đến đến nguy cơ xảy ra các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh, hạn chế việc thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng, giảm giá bán SGK, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi trong phát hành, đáp ứng yêu cầu lựa chọn của người tiêu dùng.
Ủy ban VHGDTTN & NĐ nhận định, việc Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn, phê duyệt, xuất bản SGK không phù hợp với Luật Xuất bản 2012 và xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay là cơ quan quản lý nhà nước không tham gia biên soạn, xuất bản mà chỉ tổ chức kiểm duyệt, thẩm định SGK.
Choáng với mức chi chiết khấu sách giáo khoa
Đối với hoạt động in, phát hành SGK GDPT, Ủy ban VHGDTTN & NĐ nhận định cơ bản đáp ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời nhu cầu học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên cả nước; đạt kết quả bước đầu trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, đầu tư vào hoạt động này.
Tuy nhiên, Ủy ban VHGDTTN & NĐ cho rằng, hoạt động in, phát hành SGK GDPT những năm qua còn tồn tại một số hạn chế:
Việc in SGK GDPT chỉ được đấu thầu rộng rãi sau khi đã trừ sản lượng giao cho các đơn vị in nội bộ của NXBGD và những tên sách có số lượng in thấp. Cách thức như trên và kết quả đấu thầu trong thời gian qua cho thấy hoạt động in SGK GDPT còn phân tán, khép kín, tính cạnh tranh chưa cao… có thể đẫn đến hạn chế về chất lượng, khó giảm giá thành, chưa khuyến khích việc đầu tư phát triển ngành in.
Bên cạnh đó, tình trạng in lậu, in nối bản SGK GDPT ngày càng lan rộng, tinh vi và phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng trong phân biệt thật, giả, phát hiện vi phạm; ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tác giả, của nhà xuất bản và người tiêu dùng. SGK GDPT in lậu có chất lượng kém như hình ảnh bị mờ, chữ mất nét, không có các nội dung chỉnh sửa, bổ sung, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học.
Đặc biệt, hệ thống phát hành SGK GDPT còn cồng kềnh, quy trình phát hành chưa thật hợp lý do phải trải qua nhiều khâu trung gian làm tăng chi phí vận chuyển, các chi phí trung gian khác.
Mức chi chiết khâu phát hành SGK GDPT khoảng 250 tỷ đồng/năm (tương đương với 25% doanh thu hàng năm 1.000 tỷ đồng) là khá cao, chưa thật phù hợp với cơ cấu giá thành, ảnh hưởng lớn đến việc chi trả của học sinh, giáo viên, lợi nhuận của các cơ sở in và các tổ chức, cá nhân liên quan khác.
Trong nhiều năm qua, tình trạng phần lớn SGK chỉ sử dụng một lần dẫn đến việc SGK thay mới với số lượng rất lớn hàng năm (NXBGD in, phát hành khoảng 100 triệu bản, doanh thu gần 1.000 tỷ đồng/năm), gây lãng phí ngân sách nhà nước, tăng chi trả của người dân, gây bức xúc dư luận xã hội.
Qua khảo sát của Ủy ban cho thấy, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc biên soạn, thiết kế SGK chưa hợp lý, đã đưa các dạng/mẫu bài trắc nghiệm và các dạng bài tập khác với các “câu lệnh” để học sinh đền/viết vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn đúng/sai, nối, khoanh, vẽ, đánh dấu, tô màu… vào hầu hết SGK các lớp tiểu học; nhiều SGK THCS như Văn, Toán, Hóa, Lý, tiếng Anh…; việc chỉ đạo, hướng dẫn sử dụng, giữ gìn, bảo quản sách và công tác kiểm tra đánh giá việc in, phát hành SGK của Bộ GD&ĐT chưa được quan tâm đúng mức; chất lượng giấy in, đóng quyển SGK GDPT chưa đảm bảo (giấy mỏng, nhanh cũ, dễ rách, màu tối, dễ bung bìa); việc chỉnh lý nội dung SGK GDPT.
Sách tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 chỉ sử dụng 1 lần, gây lãng phí
Sách VNEN, Công nghệ giáo dục khá cao, dùng 1 lần gây lãng phí
Bên cạnh đó, đối với việc in, phát hành bộ sách VNEN và tài liệu Tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục cũng để nảy sinh nhiều bất cập. Cụ thể:
Giá bán 1 bộ sách VNEN cao gấp 4 lần giá 1 bộ SGK GDPT 2000 đối với sách lớp 3 và lớp 4; gấp 3 lần đối với các lớp 5,6 và 7. Ngoài ra, do sách VNEN còn thiếu một số môn nên học sinh học sách VNEN ngoài việc phải chi số tiền rất cao cho bộ sách hướng dẫn học, còn phải chi thêm tiền mua các môn còn thiếu SGK GDPT 2000 làm tăng gánh nặng chi phí của phụ học sinh và giáo viên. Qua khảo sát cho thấy, báo cáo của hầu hết các tỉnh đều kiến nghị giảm giá bán sách VNEN.
Tuy là sách thí điểm, nhưng hàng năm sản lượng in, phát hành sách VNEN và sách Tiếng Việt lớp 1 CNGD tăng đột biến: Năm 2017 sản lượng in, phát hành tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD là hơn 5,3 triệu bản (khoảng 5% SGK GDPT 2000), tăng gần 13 lần so với năm 2012; sách VNEN là hơn 10,7 triệu bản (khoảng 10% SGK GDPT 2000), tăng gấp 5 lần so với năm 2014.
Đặc biệt, doanh thu từ sách VNEN năm 2017, nếu tính theo sản lượng phát hành và giá bán, đạt khoảng hơn 300 tỷ đồng/năm, tương đương 1/3 doanh thu từ SGK 2000. Chiết khấu từ phát hành VNEN nếu tính theo chiết khấu phát hành đối với SGK 2000 là 25% giá bìa mỗi năm khá lớn, hơn 70 tỷ đồng.
Ủy ban VHGDTTN & NĐ cho rằng, sách VNEN và sách tiếng Việt lớp 1 CNGD được NXBGDVN chỉnh sửa, thay hàng năm, không sử dụng lại, gây lãng phí. Việc tổ chức thí điểm/thực nghiệm bộ sách VNEN và sách tiếng Việt lớp 1 CNGD trong nhà trường phổ thông thời gian qua cũng đang gây ý kiến trái chiều trong dư luận xã hội. Đây là vấn đề dư luận xã hội rất bức xúc, đòi hỏi GD&ĐT làm rõ, quan tâm giải quyết.
Cần công bố chương trình, sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước
Ủy ban VHGDTTN & NĐ đề xuất với Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu việc công bố chương trình, sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước, trước mắt ở cấp tiểu học và một số môn, một cách công khai và qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Chỉ đạo, triển khai tổng kết, đánh giá việc biên soạn, in, phát hành, sử dụng SGK và mô hình thí điểm VNEN, thực nghiệm tài liệu tiếng Việt lớp 1 CNGD, trên cơ sở đó kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về SGK, thí điểm, thực nghiệm trong giáo dục, đồng thời thông tin rộng rãi về kết quả tổng kết, đánh giá, tạo sự chia sẻ, đồng thuận trong ngành giáo dục, trong nhân dân và xã hội.
Chỉ đạo, triển khai tổng kết, đánh giá việc thí điểm chuyển NXBGD VN sang tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm phù hợp với việc đổi mới của hệ thống NXB trong tổng thể ngành xuất bản; đồng thời đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, tài sản nhà nước và thương hiệu Bộ Giáo dục trong mô hình công ty cổ phần – mẹ con.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.