- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghe tâm sự xót xa của nạn nhân bị thí sinh gian lận cướp mất cơ hội
“Những học sinh bị cướp mất cơ hội, dang dở ước mơ, ai sẽ trả lại công bằng cho các em?” là câu hỏi nhiều người đặt ra.
“Những học sinh bị cướp mất cơ hội, dang dở ước mơ, ai sẽ trả lại công bằng cho các em?”. Câu hỏi nhiều người đặt ra khi những sự thật vụ gian lận điểm thi tại Sơn La, Hòa Bình dần được hé lộ. Chúng tôi đã tìm những học sinh là nạn nhân của vụ việc, nghe các em chia sẻ câu chuyện “trượt đại học” của mình.
“Tiếc cho nước mắt và mồ hôi của cha mẹ”
Bảo Ngọc sinh ra ở một vùng quê nghèo của Hà Tĩnh. Mơ ước của Ngọc là được đứng trong hàng ngũ quân đội nhân dân Việt Nam. Ước mơ đó đã theo cậu suốt 12 năm cắp sách đến trường.
Năm 2017, như hàng triệu thí sinh khác, Ngọc bước vào kỳ thi THPT quốc gia với tâm thế trong sáng, mong mỏi chinh phục ước mơ, thi đỗ vào Trường Sĩ quan chính trị.
Năm đó, em được 26,75 điểm khối C (Văn 7,75; Sử 9, Địa 10). Ngọc trượt đại học vì thiếu đúng 0,25 điểm.
Không bỏ cuộc, Ngọc nghỉ 1 năm ở nhà, vừa giúp bố mẹ làm nông vừa quyết tâm ôn luyện để thi lại – vẫn là Sĩ quan chính trị - ngôi trường em mơ ước.
Hình ảnh được Bảo Ngọc treo trên tường trang cá nhân để tự nhủ mình phải cố gắng.
Lần thứ hai bước vào kỳ thi, vẫn tâm thế trong sáng đó, nhưng may mắn chưa mỉm cười với em. Ngọc được 25 điểm/3 môn, trượt vì thiếu 0,75 điểm.
“Trượt đại học, buồn lắm chứ, nhưng biết làm sao, chỉ nhủ mình phải cố gắng hơn nữa”- Ngọc chua chát.
Năm 2019 sẽ là lần thứ ba Ngọc chinh phục ngôi trường mà cậu dành tình yêu, tâm huyết theo đuổi.
Vẫn rất quyết tâm, nhưng thời gian qua, khi nghe tin các bạn ở Sơn La , Hòa Bình được nâng hàng chục điểm, tâm trạng của Ngọc không chỉ dừng lại ở bức xúc, mà đó là sự uất nghẹn: “Biến 0 thành 9, từ 1 điểm/3 môn thành thủ khoa, thật khó tưởng tượng nổi. Không chỉ thí sinh thấy bức xúc mà bố mẹ chúng em cũng rất buồn. Em nỗ lực cả năm, cố gắng từng ngày một, tốn bao nhiêu tiền bạc, sức lực. Hai năm qua, bao nhiêu mồ hôi, nước mắt của bố mẹ đã rơi. Em thấy tiếc tất cả những điều đó”.
Ngọc cũng cho biết, tại nơi mình sinh sống, năm 2018 còn rất nhiều bạn khác trượt các trường công an, quân đội. Có học sinh thiếu 0,1 điểm nữa là đỗ vào Học viện Cảnh sát (ngôi trường đã có hàng chục thí sinh ở Sơn La, Hòa Bình vừa bị trả về vì gian lận điểm). Các em đang quyết tâm ôn luyện để thi lại, tự an ủi mình bằng suy nghĩ: “Những con người không xứng đáng, dù sao họ cũng sẽ bị đào thải”.
“Ai trả lại công bằng cho em?”
Những ngày qua, người dân cả nước vẫn chưa hết bức xúc bởi vụ gian lận điểm với quy mô quá lớn trong một kỳ thi cấp quốc gia. Ở kỳ thi quan trọng này, chỉ 0,05 điểm đã thay đổi một cuộc đời, cơ hội mở ra với người này và khép lại với người khác.
Hoàng Bá Hùng (sinh năm 1998, Nam Định) là trường hợp trượt Học viện An ninh Nhân dân năm 2018 do thiếu 0,05 điểm. Được 24,65 điểm cho ba môn khối D1, điểm trúng tuyển là 24,7. Đây là năm thứ hai Hùng trượt trường này.
Số điểm năm 2018 của Hoàng Bá Hùng.
Khi vụ gian lận thi cử được phơi bày, Hùng đã rất sốc và tiếc. Các trường công an, quân đội đều có chỉ tiêu hạn chế, sự cạnh tranh rất khốc liệt. Vậy mà riêng Học viện An ninh Nhân dân có 16 sinh viên "ngồi nhầm giảng đường" vì được nâng điểm. Hùng là một trong 16 người bị đánh cắp cơ hội, đánh cắp ước mơ.
Khi các sinh viên được nâng điểm bị trả về địa phương, Hùng cho biết mình chẳng biết nên khóc hay cười. Vì cơ hội với mình cũng không còn nữa, chẳng biết ai sẽ trả lại công bằng cho em và những bạn cùng cảnh ngộ.
Cũng như Ngọc và Hùng, Phạm Long (ở Hải Phòng) cũng bị trượt nguyện vọng 1 Học viện Kỹ thuật quân sự - ngôi trường em từng ước ao – vì thiếu 0,35 điểm .
Khi đọc những tin tức về vụ gian lận điểm thi, được biết ngôi trường mình từng mơ ước có thí sinh Sơn La được nâng "khống" tới 18,7 điểm để thành thủ khoa, Long cho biết mình thấy cay đắng và buồn.
May mắn hơn nhiều thí sinh khác, Long đã đỗ nguyện vọng 2 vào ĐH Bách khoa. “Dù phải học khá vất vả, nhưng em thấy hạnh phúc với lựa chọn mới của mình”- Long cho biết.
Điểm thật và điểm sửa của 1 thí sinh đến từ Sơn La.
Khi biết những con số được nâng khống của các thí sinh ở Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang lên đến 25-26 điểm, bàng hoàng và tức giận là cảm xúc chung của học sinh.
Đến nay đã có 62/108 thí sinh gian lận điểm thi ở Sơn La , Hòa Bình phải rời giảng đường đại học vì “ngồi nhầm chỗ”. Còn hàng chục thí sinh đã bị đánh cắp cơ hội, họ không được trả lại vị trí, đáng lẽ họ xứng đáng được nhận.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.