Nhiều thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang, Hòa Bình là con cháu lãnh đạo?

Câu hỏi đặt ra là, có bao nhiêu thí sinh ở các tỉnh có gian lận thi cử ở Hòa Bình, Hà Giang là con cháu lãnh đạo?

Bộ Công an đã bàn giao 28 sinh viên gian lận thi THPT quốc gia 2018 ở Hòa Bình về các đơn vị sơ tuyển tại địa phương này? Câu hỏi đặt ra là, có bao nhiêu thí sinh ở các tỉnh có gian lận thi cử ở Hòa Bình, Hà Giang là con cháu lãnh đạo?

Không công bố tên 28 thí sinh Hòa Bình đã bị trả lại nơi sơ tuyển

Theo thông tin từ Cục Đào tạo, Bộ Công an đã chuyển danh sách 64 thí sinh 'gian lận' ở Hoà Bình và các trường đã bàn giao 28 sinh viên gian lận thi THPT quốc gia 2018 về các đơn vị sơ tuyển tại Hòa Bình để xử lý theo quy định.

Đại diện Cục đào tạo cho biết, trong số 28 thí sinh này, có 17 thí sinh trúng tuyển vào Học viện Cảnh sát nhân dân; 9 thí sinh trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân và 2 thí sinh trúng tuyển vào trường Đại học PCCC.  Như vậy, việc xử lý thí sinh gian lận điểm thi ở Hòa Bình đối với các trường công an đã hoàn tất.

Cũng theo vị đại diện Cục đào tạo, quan điểm của cơ quan này là không công khai danh tính của những thí sinh này.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại không thể công khai danh tính của những thí sinh này? Liệu có bao nhiêu thí sinh trong 28 thí sinh này là con cháu lãnh đạo của tỉnh nhà?

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, trong số 28 thí sinh bị trả về, có 1 thí sinh năm 2017. Thí sinh này là cháu của bị can Đỗ Mạnh Tuấn. Thí sinh này trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân. Tuy nhiên, sau khi trả về điểm thực thì thí sinh này thiếu 0,25 điểm so với điểm chuẩn vào học viện.

Ngoài ra, theo kết luận của cơ quan điều tra, trong số 64 thí sinh được nâng điểm tại kỳ thi THPT quốc gia 2017, 2018, có 1 thí sinh là cháu của bị can Nguyễn Quang Vinh, nguyên trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hòa Bình. Thí sinh này  là Đ.N.H.A, môn Toán nâng 4,6 điểm, Ngoại ngữ nâng 5,2 điểm.

Nhiều thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang, Hòa Bình là con cháu lãnh đạo?-1

114 thí sinh ở Hà Giang: Các em là ai?

Liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang xác định một số người có chức vụ quyền hạn tại Sở GDĐT và Công an tỉnh đã tiếp tay cho hành vi gian lận điểm thi tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại địa phương này.

Đến nay, 5 đối tượng đã bị khởi tố bị can, trong đó có 4 cán bộ của Sở GDĐT tỉnh Hà Giang và 1 cán bộ Công an tỉnh. Cơ quan điều tra xác định, việc các đối tượng thực hiện nâng điểm thi là để trục lợi.

Trong đó, ông Vũ Trọng Lương - Phó phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GDĐT tỉnh Hà Giang) đã thực hiện nâng điểm cho 114 thí sinh với hơn 330 bài thi.

Toàn bộ quá trình này được ông Lương thực hiện trong 2 tiếng, tính ra là 6 giây cho một bài thi được làm sai lệch. Có thí sinh được nâng trên 28 điểm/3 môn.

Theo phản ánh của phụ huynh ở Hà Giang, trong số những thí sinh được nâng điểm có trường hợp là con cháu của lãnh đạo của tỉnh Hà Giang, hoặc chủ doanh nghiệp ở địa phương. Các thí sinh này đã bị hạ hàng chục điểm sau chấm thẩm định.

Theo thông tin từ báo Lao Động, trong số thí sinh bị giảm điểm sau chấm thẩm định, có thí sinh M - con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.

Cụ thể, điểm thi của thí sinh được công bố lần thứ nhất lần lượt là: Toán: 9,4; Văn: 7,5; Tiếng Anh: 10 điểm.

Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là Toán: 6; Văn 7,5; Tiếng Anh: 8. Như vậy tổng điểm đã sụt giảm đến 5,4 điểm.

Ngay sau khi dư luận đồn thổi về việc con mình được nâng điểm, Bí thư Hà Giang đã lên tiếng. Tháng 7/2018, trả lời trên Dân Trí, ông Vinh khẳng định, không có chuyện ông chạy vạy xin điểm cho con và không hề biết chuyện con bị can thiệp nâng điểm.

Ngoài ra, con của lãnh đạo Phòng GDĐT huyện Vị Xuyên bị hạ hơn 10 điểm sau thẩm định; con một hiệu trưởng bị hạ hơn 6 điểm; con một lãnh đạo khác của Sở GDĐT Hà Giang có điểm Toán bị hạ từ 9,4 xuống 6 điểm,…
 


Theo Tiền Phong

 


gian lận thi cử ở Hòa Bình

gian lận thi cử ở Hà Giang

Gian lận điểm thi

gian lận thi cử


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.