- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhức nhối giáo viên thất nghiệp
Việc huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk thừa hơn 500 giáo viên (GV), 20 hiệu phó và chưa biết sắp xếp công việc cho đội ngũ này thế nào đã trở thành câu chuyện bi hài trong ngành giáo dục. Thực trạng nhức nhối này đang xảy ra ở nhiều nơi.
Việc huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk thừa hơn 500 giáo viên (GV), 20 hiệu phó và chưa biết sắp xếp công việc cho đội ngũ này thế nào đã trở thành câu chuyện bi hài trong ngành giáo dục. Thực trạng nhức nhối này đang xảy ra ở nhiều nơi.
Theo báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tình trạng thừa giáo viên đang diễn ra khắp cả nước. Cụ thể, tổng số GV công lập dôi dư là 26.750, trong đó căng thẳng nhất là cấp THCS với 21.005 GV. Một số tỉnh có số lượng GV cấp THCS dôi dư rất nhiều, như: Thái Bình 1.224, Phú Thọ 1.191, Thanh Hóa 2.188, Nghệ An 1.742… Thanh Hóa, Nghệ An đã phải đưa ra giải pháp tình thế bằng cách luân chuyển GV THCS xuống dạy mầm non, tiểu học. Dù bị luân chuyển, những GV này vẫn còn cơ hội làm nghề, còn hơn hàng ngàn GV dôi dư ở nhiều tỉnh, thành hiện không biết đi đâu, về đâu.
Nguyên nhân của việc thừa GV được Bộ GD-ĐT nhìn nhận là do đào tạo ồ ạt, không theo nhu cầu. Bộ cũng đã có động thái siết chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm vài năm nay nhưng dường như đây cũng chỉ là giải pháp mang tính giải vây nhất thời bởi số cơ sở đào tạo sư phạm hiện quá nhiều. Theo thống kê, cả nước có khoảng 110 cơ sở đào tạo GV. Trừ tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn mỗi tỉnh, thành đều có ít nhất một cơ sở đào tạo GV.
Theo tính toán của một chuyên gia, dự kiến đến năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm ở bậc tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.000. Đến năm 2020, cả hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số GV mới tốt nghiệp ra trường. Con số dư thừa lúc ấy là khoảng 41.000 GV tiểu học, 12.200 GV THCS và 16.900 GV THPT. Dù chỉ là con số cơ học nhưng điều này cho thấy “nạn” GV thất nghiệp còn kéo dài và thực sự là bài toán nan giải.
Sinh viên ra trường chưa có việc làm đã nhức nhối, GV đã ký hợp đồng mà phải thôi việc thì còn đau lòng hơn. Câu chuyện vừa xảy ra ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho thấy việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục ở nhiều nơi không bảo đảm đúng quy định, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực. Ký hợp đồng tràn lan để rồi số dư quá nhiều phải chấm dứt hợp đồng lao động, đẩy những người thầy vào cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, để ký được hợp đồng nhận nhiệm sở, GV ở một số nơi phải “chạy” với số tiền không nhỏ.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng chia sẻ nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nền giáo dục hiện nay là quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở GD-ĐT. Đối với hệ thống trường sư phạm, chỉ chọn 8-9 trường lớn, còn lại là cơ sở của các trường khác để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng. Cũng có chuyên gia đề xuất những trường sư phạm chất lượng yếu nên được sáp nhập để thành trường có chất lượng tốt hơn, giảm quy mô đào tạo thì sẽ tránh được sự lãng phí nguồn lực sư phạm như hiện nay.
Tuy nhiên, tất cả các ý kiến, kiến nghị đều vẫn chỉ nêu ra cho có, trong khi những giải pháp cụ thể, ráo riết để rà soát, sắp xếp lại đội ngũ GV vẫn chưa đâu vào đâu. Hiện các địa phương vẫn loay hoay tìm cách tháo gỡ trong khi bộ chủ quản chưa đưa ra được các giải pháp quyết liệt nào. Trong lúc đó, hàng ngàn GV đang lo lắng, hoang mang cho “số phận” của mình.
Theo báo cáo của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), tình trạng thừa giáo viên đang diễn ra khắp cả nước. Cụ thể, tổng số GV công lập dôi dư là 26.750, trong đó căng thẳng nhất là cấp THCS với 21.005 GV. Một số tỉnh có số lượng GV cấp THCS dôi dư rất nhiều, như: Thái Bình 1.224, Phú Thọ 1.191, Thanh Hóa 2.188, Nghệ An 1.742… Thanh Hóa, Nghệ An đã phải đưa ra giải pháp tình thế bằng cách luân chuyển GV THCS xuống dạy mầm non, tiểu học. Dù bị luân chuyển, những GV này vẫn còn cơ hội làm nghề, còn hơn hàng ngàn GV dôi dư ở nhiều tỉnh, thành hiện không biết đi đâu, về đâu.
Nguyên nhân của việc thừa GV được Bộ GD-ĐT nhìn nhận là do đào tạo ồ ạt, không theo nhu cầu. Bộ cũng đã có động thái siết chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm vài năm nay nhưng dường như đây cũng chỉ là giải pháp mang tính giải vây nhất thời bởi số cơ sở đào tạo sư phạm hiện quá nhiều. Theo thống kê, cả nước có khoảng 110 cơ sở đào tạo GV. Trừ tỉnh Đắk Nông, trên địa bàn mỗi tỉnh, thành đều có ít nhất một cơ sở đào tạo GV.
Theo tính toán của một chuyên gia, dự kiến đến năm 2018, số sinh viên sư phạm ra trường mỗi năm ở bậc tiểu học là 19.200, THCS là 18.700 và THPT là 23.000. Đến năm 2020, cả hệ thống cũng không thể tuyển dụng hết số GV mới tốt nghiệp ra trường. Con số dư thừa lúc ấy là khoảng 41.000 GV tiểu học, 12.200 GV THCS và 16.900 GV THPT. Dù chỉ là con số cơ học nhưng điều này cho thấy “nạn” GV thất nghiệp còn kéo dài và thực sự là bài toán nan giải.
Sinh viên ra trường chưa có việc làm đã nhức nhối, GV đã ký hợp đồng mà phải thôi việc thì còn đau lòng hơn. Câu chuyện vừa xảy ra ở huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho thấy việc thi tuyển viên chức ngành giáo dục ở nhiều nơi không bảo đảm đúng quy định, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực. Ký hợp đồng tràn lan để rồi số dư quá nhiều phải chấm dứt hợp đồng lao động, đẩy những người thầy vào cảnh thất nghiệp. Trong khi đó, để ký được hợp đồng nhận nhiệm sở, GV ở một số nơi phải “chạy” với số tiền không nhỏ.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng chia sẻ nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển nền giáo dục hiện nay là quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở GD-ĐT. Đối với hệ thống trường sư phạm, chỉ chọn 8-9 trường lớn, còn lại là cơ sở của các trường khác để tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng. Cũng có chuyên gia đề xuất những trường sư phạm chất lượng yếu nên được sáp nhập để thành trường có chất lượng tốt hơn, giảm quy mô đào tạo thì sẽ tránh được sự lãng phí nguồn lực sư phạm như hiện nay.
Tuy nhiên, tất cả các ý kiến, kiến nghị đều vẫn chỉ nêu ra cho có, trong khi những giải pháp cụ thể, ráo riết để rà soát, sắp xếp lại đội ngũ GV vẫn chưa đâu vào đâu. Hiện các địa phương vẫn loay hoay tìm cách tháo gỡ trong khi bộ chủ quản chưa đưa ra được các giải pháp quyết liệt nào. Trong lúc đó, hàng ngàn GV đang lo lắng, hoang mang cho “số phận” của mình.
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.