- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Những vụ bê bối gian lận thi cử lớn nhất thế giới
Việc gian lận trong thi cử xưa nay vẫn là một tình trạng nhức nhối của ngành giáo dục.
Việc gian lận trong thi cử xưa nay vẫn là một tình trạng nhức nhối của ngành giáo dục, những học sinh đeo gánh nặng áp lực điểm số trên vai và tìm mọi cách để đạt được thành tích học tập như mong muốn.
Vụ bê bối gian lận thi cử lớn nhất Hàn Quốc
Kì thi SAT tại nước này được xếp lịch vào ngày 4/5 và khoảng 1.500 học viên đã đăng kí dự thi. Nhiều người hy vọng rằng điểm thi cao sẽ giúp họ được tuyển vào những trường đại học top đầu tại Mỹ.
Kì thi SAT đã bị hủy bỏ vào ngày 1/5/2013 sau khi College Board, cơ quan giám sát kì thi SAT, và Educational Testing Service (ETS), cơ quan chấm điểm kì thi - nhận được thông tin các công ty luyện thi Hàn Quốc đã có được bài thi trước và phân phát tới học viên. Theo một thông báo chính thức thì việc hủy bỏ kì thi chỉ được đưa ra sau khi không có lựa chọn nào khác.
Ảnh minh hoạ
Việc hủy bỏ kì thi SAT đã từng xảy ra tại Hàn Quốc nhưng là với qui mô một vài trung tâm cá biệt hoặc ở một khu vực nhỏ, nhưng lần này thì khác. Kì thi bị hủy bỏ trên toàn quốc, phí dự thi được hoàn lại cho toàn bộ thí sinh đã đăng kí.
College Board nói rằng sẽ hỗ trợ cơ quan điều tra lôi ra ánh sáng những cá nhân và tổ chức tham gia gian lận. Hiện vẫn chưa rõ các trung tâm thi hoặc luyện thi nào bị điều tra. Tuy nhiên theo nhà chức trách địa phương thì điều tra đang được tiến hành với toàn bộ 68 trung tâm luyện thi tại Seoul, thủ đô Hàn Quốc. Ít nhất 10 nhân viên trung tâm đã được yêu cầu không xuất cảnh - theo Wall Street Journal.
Cũng theo Wall Street Journal thì một số nhân viên trung tâm tổ chức thi thừa nhận gian lận lan rộng. Những bản copy của bài thi SAT có thể mua từ cò với giá khoảng 4.500 USD. Đơn đặt hàng bài thi SAT bất hợp pháp dường như từ các phụ huynh, những người sẵn sàng làm bất cứ điều gì kể cả phi pháp để khiến con đường vào đại học của con được rộng mở.
Gian lận thi cử tại đại học số 1 thế giới Harvard
Vào ngày 30/8/2012, trường đại học Harvard tiết lộ rằng họ đang điều tra 125 sinh viên bị nghi ngờ gian lận thi cử trong vụ bê bối chấn động. 125 sinh viên có thể đã cùng nhau làm bài thi cuối khóa ở nhà, bất chấp yêu cầu về việc phải tự làm bài một mình.
Các cáo buộc liên quan đến một lớp học duy nhất trong học kỳ mùa xuân. Những sinh viên này bị nghi ngờ "thiếu trung thực về học thuật, từ việc cộng tác trả lời trái quy định cho đến sao chép các câu trả lời của các bạn cùng lớp trong kỳ thi cuối khóa".
Các lãnh đạo trường cho biết, gần một nửa trong số hơn 250 sinh viên của lớp đang bị Ban quản trị trường Harvard điều tra và nếu bị phát hiện gian lận, họ có thể bị đình chỉ học trong một năm.
Các sinh viên đã được thông báo họ bị nghi ngờ và sẽ được triệu tập để lấy lời khai trong cuộc điều tra.
Trường Harvard sẽ không tiết lộ danh tính của lớp học vì muốn bảo vệ danh tính của các sinh viên bị nghi ngờ. Tờ Harvard Crimson của sinh viên trường Harvard tường thuật lớp học có 279 sinh viên, do giáo sư dự khuyết Matthew B. Platt phụ trách.
Theo AFP, các báo buộc xuất hiện khi một thành viên của trường lưu ý về "sự giống nhau giữa một số bài thi".
Gian lận thi cử công nghệ cao tại Trung Quốc
Trong kỳ thi kiểm tra năng lực để cấp bằng hành nghề dược sĩ cho sinh viên ngành dược và dược sĩ đã hành nghề trên toàn Trung Quốc diễn ra trong hai ngày 18 và 19/10, những dược sĩ đã... mang tai nghe để nhận đáp án trắc nghiệm được chuyển qua sóng truyền thanh.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết đây là bê bối gian lận thi cử lớn nhất trong lịch sử ngành dược của Trung Quốc.
"Tổng số thí sinh gian lận chiếm đến 1/10 trong 25.000 thí sinh dự thi trên toàn tỉnh" - CCTV dẫn lời ông Đỗ Phương Soái, chủ tịch hồi đồng thi tỉnh Thiểm Tây.
Cảnh sát Tây An bắt một số người với cáo buộc đứng sau vụ gian lận này. Những kẻ cầm đầu đường dây gian lận đưa người giả làm thí sinh dự thi, trà trộn vào các điểm thi để lấy bảng câu hỏi trắc nghiệm đem về, chuẩn bị đáp án chính xác rồi chuyển cho những thí sinh đang trong phòng thi qua sóng truyền thanh.
Các thí sinh thật phải bỏ ra 330 USD mỗi người để mua "dịch vụ" đáp đáp án bằng sóng truyền thanh này.
Gian lận sử dụng công nghệ ở Thái Lan
Năm 2016, các sinh viên tại một trường cao đẳng y tế ở Thái Lan đã bị bắt quả tang sử dụng máy ảnh gián điệp (spy camera) kết nối với đồng hồ thông minh (smartwatch) để gian lận trong các kỳ thi. Họ đã sử dụng spy camera không dây giấu trong mắt kính để quay lại câu hỏi thi, truyền thông tin tới các cộng sự ở nơi khác và nhận câu trả lời qua đồng hồ. Kỹ năng gian lận này được đem ra so sánh với các bộ phim gián điệp kinh điển của Hollywood.
Máy ảnh gián điệp (spy camera) kết nối với đồng hồ thông minh (smartwatch) dùng để quay cóp của sinh viên Thái Lan
Hiệu trưởng trường Đại học Rangsit – ông Arthit Ourairat đã đăng hình ảnh thiết bị gian lận công nghệ cao này lên trang Facebook của mình. Kỳ thi tuyển sinh bằng câu hỏi này cũng đã bị hủy bỏ sau khi vụ việc bị phát hiện.
Trộm đề thi ở Mỹ
Sinh viên Henry Lynch (21 tuổi) từng gây náo loạn truyền thông khi chui qua ống thông gió tại một tòa nhà ở Đại học Kentucky (Mỹ) vào 2h sáng, lọt xuống văn phòng tầng ba và ăn trộm bản sao đề thi cuối kỳ môn thống kê với sự giúp đỡ của một đồng phạm.
Lynch và Kiphuth sau đó đã bị buộc tội trộm cắp nghiêm trọng, phải hầu tòa ngày 26/6/2017.
Ảnh minh hoạ
Từng có một bộ phim nổi tiếng nói về đề tài ăn cắp đề thi tương tự. Đó là Kết Quả Hoàn Hảo: Phim The Perfect Score (2004) với câu chuyện về nhóm 6 học sinh trung học đứng trước nguy cơ phải kết thúc quãng đời đến trường của họ nếu như không vượt qua kỳ thi SAT (bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển đại học trong hệ thống giáo dục Mỹ).
Họ quyết định đột nhập vào tòa nhà ETS, lấy trộm toàn bộ đề thi, đáp án và cuối cùng đã vượt qua kỳ thi SAT với điểm số hoàn hảo.
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.