- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
PGS Bùi Hiền: “Người ta đưa tôi vào quan tài, làm cáo phó đến 6 lần rồi”
Sau khi công bố bảng chữ quốc ngữ cải cách, PGS Bùi Hiền lại tiếp tục giới thiệu phần mềm chuyển đổi từ tiếng Việt sang chữ quốc ngữ cải cách.
Sau khi công bố bảng chữ quốc ngữ cải cách, PGS Bùi Hiền lại tiếp tục giới thiệu phần mềm chuyển đổi từ tiếng Việt sang chữ quốc ngữ cải cách.
“Vẫn còn người chửi, chế ảnh đưa tôi vào quan tài”
Sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, gần đây, PGS Bùi Hiền lại tiếp tục công bố phần mềm chuyển đổi từ tiếng Việt sang chữ quốc ngữ cải cách. Phầm mềm này do anh Bùi Tiến (cháu nội PGS Bùi Hiền) sáng tạo ra.
Chỉ cần một vài thao tác đơn giản, phềm mềm có thể chuyển đổi bất kỳ một đoạn văn bản nào bằng tiếng Việt hiện tại sang “tiếw Việt” cải cách của ông.
PGS Bùi Hiền – “cha đẻ” của chữ quốc ngữ cải cách
Chia sẻ về công trình nghiên cứu sau 40 năm của mình, PGS Bùi Hiền rất trăn trở. Ông cho rằng, chữ quốc ngữ cải cách là công trình nghiên cứu mang tính cá nhân của riêng ông, nhưng nó lại mang lại rất nhiều lợi ích cho xã hội.
Ngoài việc đạt đúng yêu cầu của loại chữ tượng thanh “một âm vị - một chữ cái”, chữ quốc ngữ cải cách còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc thông qua việc giảm số lượng chữ sẽ tăng năng suất lao động và giảm số lượng giấy in ấn…
Bảng chuyển đổi chữ quốc ngữ sang tiếng Việt cải tiến của PGS Bùi Hiền
PGS Bùi Hiền cho biết thêm, từ ngày ông công bố bảng chuyển đổi chữ quốc ngữ cải cách, có rất nhiều người đã vào chửi ông. Nhưng cùng với đó, cũng rất nhiều người ủng hộ, động viên ông.
“Đến bây giờ vẫn còn người chửi tôi, có người còn chế ảnh đưa tôi vào quan tài rồi làm cáo phó đến 6 lần rồi.
Tôi làm khoa học, tự bỏ tiền túi ra là làm công trình chứ không lấy tiền của Nhà nước hay của ai nên người ta phản đối thì kệ họ, tôi chẳng đôi co.
Tôi đọc và tiếp thu ý kiến của họ. Về mặt khoa học, họ phát biểu trái mình thì mình nghiên cứu, được thì tiếp thu”, PGS Bùi Hiền chia sẻ.
Giới thiệu phần mềm chuyển đổi sang chữ cải cách
Trao đổi với PV, PGS Bùi Hiền cho hay, ông đã dùng phầm mềm này được khoảng 1 tháng và chuyển đổi rất nhiều tác phẩm sang chữ cải cách như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, Sống mòn của nhà văn Nam Cao…
Phần mềm chuyển đổi chữ quốc ngữ cải tiến do cháu nội PGS Bùi Hiền sáng tạo ra
“Ưu điểm của phần mềm này là chuyển đổi các văn bản bằng tiếng Việt hiện tại sang chữ quốc ngữ cải cách của tôi rất nhanh, các thao tác đơn giản.
Tuy nhiên, còn một số lỗi do trong chữ quốc ngữ hiện nay có nhiều điểm bất quy tắc nên khi chuyển đổi, phần mềm chưa xử lý được. Tôi sẽ ghi chú lại và nhờ cháu hoàn thiện thêm”, PGS Bùi Hiền cho hay.
Ông lấy ví dụ, trong bảng chuyển đổi của ông, chữ “gi” sẽ chuyển thành “z”. Khi chuyển chữ “giấu giếm”, chữ “giấu” sẽ thành “zấu” đọc vẫn đúng nhưng chữ “giếm” sẽ thành “zếm”.
Đầu tháng 10/2018, PGS Bùi Hiền đã gửi thư đến một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quốc hội để trình bày về công trình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, đến nay, ông vẫn chưa nhận được phản hồi.
“Tôi đưa ra phương án cải tiến chưa được chấp nhận, nhưng không phải nó không thành công. Tôi làm rất đúng đắn, khoa học và chẳng ảnh hưởng đến ai, rồi thế hệ sau sẽ thấy”, PGS Bùi Hiền nói.
Theo Dân Việt
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.