Phó GĐ Sở Giáo dục Hà Giang đóng vai trò gì trong vụ sửa điểm thi?

Hai Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Giang là cán bộ tổ chức kỳ thi nhưng đã tiếp tay thực hiện việc sửa bài, nâng điểm thi cho hàng trăm thí sinh ở Hà Giang.

Hai Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Giang là cán bộ tổ chức kỳ thi nhưng đã tiếp tay thực hiện việc sửa bài, nâng điểm thi cho hàng trăm thí sinh ở Hà Giang.
 

Liên quan đến vụ gian lận điểm thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang, ngày 8.4, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố bị can đối với bà Triệu Thị Chính - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang; ông Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang và Lê Thị Dung - Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang.

Dư luận băn khoăn, các đối tượng này đóng vai trò gì trong kỳ thi THPT quốc gia 2018?

Phó GĐ Sở Giáo dục Hà Giang đóng vai trò gì trong vụ sửa điểm thi?-1

Bà Triệu Thị Chính (trái) và ông Phạm Văn Khuông vừa bị khởi tố vì liên quan đến vụ sửa điểm thi gây chấn động ở Hà Giang. Ảnh: Sở GDĐT Hà Giang.

Theo cơ quan điều tra, bà Triệu Thị Chính là Phó Chủ tịch Hội đồng, Trưởng Ban chấm thi của Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Hà Giang. Bà Chính là người trực tiếp điều hành tổ xử lý bài thi trắc nghiệm.

Theo Điều 24, chương VI Thông tư 04/2017/TT-BGDĐT Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia do Bộ GDĐT ban hành, Trưởng ban chấm thi có nhiệm vụ điều hành công tác chấm thi và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng thi về thời gian, quy trình và chất lượng chấm thi.

Tại khu vực chấm thi có 1 Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập và chịu sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Chấm thi.

Trong quá trình chấm thi, phải bố trí bộ phận giám sát trực tiếp và liên tục từ khi mở niêm phong túi đựng Phiếu trả lời trắc nghiệm đến khi kết thúc chấm thi. Các thành viên tham gia xử lý Phiếu trả lời trắc nghiệm không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào Phiếu của thí sinh với bất kỳ lý do gì.

Tuy vậy, với vai trò là Trưởng ban chấm thi, bà Triệu Thị Chính đã để việc gian lận, sửa điểm thi xảy ra tại địa phương mình.

Bà Chính còn tiếp tay cho cán bộ cấp dưới thực hiện việc sửa điểm để trục lợi và bị khởi tố về hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự.

Còn theo thanh tra Bộ GDĐT, ngay từ ngày đầu tiến hành chấm thi trắc nghiệm ở Hà Giang đã xuất hiện những bất thường. Cụ thể, buổi chấm thi trắc nghiệm đầu tiên, hai cán bộ thanh tra chấm thi trắc nghiệm do Bộ GDĐT ủy quyền (hai cán bộ này thuộc trường ĐH Tân Trào) đều xin phép nghỉ và không có mặt. Mặc dù thiếu cán bộ thanh tra nhưng Hà Giang vẫn tiến hành bóc niêm phong bài thi và tiến hành quét bài bình thường. Điều này là vi phạm quy chế thi.

Ngoài bà Chính, ông Phạm Văn Khuông - Phó Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang - cũng bị khởi tố về tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi được quy định tại Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015.

Bà Lê Thị Dung là Phó Đội trưởng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hà Giang bị tước quân tịch trước khi bị khởi tố với tội danh lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.

Những cán bộ này đều được phân công thực hiện nhiệm vụ tổ chức kỳ thi và giám sát kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Giang, tuy nhiên lại là người tiếp tay cho việc gian lận.

Cả 3 bị can nêu trên đều được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú. Hiện cơ quan điều tra vẫn đang làm rõ động cơ và sai phạm của các đối tượng này.
 


Theo Lao Động


gian lận thi cử ở Hà Giang

Gian lận điểm thi

gian lận thi cử

kỳ thi THPT quốc gia 2018


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.