- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Quên làm bài tập, nam sinh lớp 1 bị cô giáo cho 1 điểm, phụ huynh đăng đàn tố cô giáo đã quá mạnh tay
Thông tin vụ việc bé lớp 1 bị cô giáo chấm 1 điểm vì quên làm bài tập, đồng thời nhận lại một cái vụt tay khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Mới đây, thông tin vụ việc bé lớp 1 bị cô giáo chấm 1 điểm vì quên làm bài tập, đồng thời nhận lại một cái vụt tay khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
Câu chuyện điểm số của con trẻ vẫn luôn là nỗi lo đau đáu của các bậc phụ huynh, dù hiện nay nhiều gia đình không còn đặt nặng vấn đề điểm số nữa thế nhưng khi con cái nhận được những con điểm kém thì ai nấy cũng phiền lòng.Mới đây, một phụ huynh có con theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã đăng tải lên trang facebook cá nhân vụ việc con trai mình bị nhận điểm 1 dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thông tư về quy định chấm điểm dành cho học sinh tiểu học từ lâu.
Một phụ huynh có con theo học tại một trường tiểu học trên địa bàn Quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã đăng tải lên trang facebook cá nhân vụ việc con trai mình bị nhận điểm 1. (Ảnh chụp màn hình).
Liên hệ với vị phụ huynh nói tên, chị A. (nhân vật đã được đổi tên) cho hay: "Mặc dù nhiều trường khác đã bỏ việc chấm điểm dành cho học sinh tiểu học thế nhưng lớp con chị cô vẫn chấm. Như cô thông báo đầu năm là chấm để biết cấp độ năng lực của con, đồng thời là để phụ huynh cũng tiện trao đổi với cô và kèm cặp con thêm".
"Thực ra lúc viết bài chị cũng buồn vì cô giáo không nỡ nhắn 1 tin cho chị, trong khi chị và cô cũng hay có sự tương tác. Vốn việc chấm điểm chị không quá đề cao, cái chị buồn là vì cô không nhắn phụ huynh. Con có kể bị vụt tay và cô quát đã về nói với mẹ chưa.
Cô thường cho các con làm bài tập lúc ở lớp học phụ đạo của cô mở nên chị cũng yên tâm con được cô hướng dẫn làm ở đó rồi nên về nhà việc quên bài là bình thường. Ban đầu chị cũng hơi sốc đấy, nhưng chị cũng muốn có một bài viết đánh động về vấn đề mọi người đang quá đề cao thành tích nên mới đăng lên như thế.
Đây là bài tập số 43, nhưng chị kiểm tra hết tin nhắn trong sổ liên lạc điện tử từ ngày 22/11 tới nay chỉ có báo làm bài 41 + 42, nên chị không thể biết để giục con, chị cũng không thể đi học cùng để biết cô dặn như thế nào được. Chị chỉ nghĩ đơn giản các bài tập là khuyến khích làm không ép buộc, nhưng không ngờ cô đặt nặng và phạt tinh thần con bằng điểm 1. Con rất sợ mẹ mắng nên không dám nói, cho tới khi cô phạt mới về nói. Để cho con không sợ hãi thì lúc đấy chị đã tỏ ra rất bình thản với điểm số này", chị A. kể thêm.
Bài đăng cũng đã thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh khác, nhiều người cho rằng theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì việc đánh giá học sinh trong năm học 2019 - 2020 của giáo viên tiểu học sẽ không còn là những con số.
"Theo quy định bộ giáo dục cấp 1 đâu có chấm điểm. Trừ lớp 4, lớp 5 mới ghi điểm số vào học bạ còn các khối 1, 2, 3 chỉ đánh giá đạt hay không thôi mà. Chưa nói đến đây chỉ là bài tập về nhà mà còn chấm số 1 dài ngoằng thế. Hồi bạn lớn nhà chị học lớp 1 cũng chưa làm bài nhiều lần nhưng chưa bị chấm như thế bao giờ và bạn bè bây giờ cũng không có chấm điểm trừ khi kiểm tra cuối kỳ", phụ huynh Thuan Nguyen bình luận.
"Con chị quên bài suốt. Lớp 1 thì chỉ chấm thi đua bằng thưởng hoa bạn nào nhiều hoa nhất được cô thưởng bút tẩy. Bạn nào thi đua kém phải đứng nhận lỗi trước lớp và chụp ảnh để cô báo cáo phụ huynh kèm thêm con. Với lại ý con chị không biết học thêm là gì luôn. Cô tổ chức lớp học thêm thật nhưng con mình không học vẫn công bằng bình thường, cuối buổi còn ngồi riêng kèm nó học nữa ấy", phụ huynh Trà Nguyễn cho hay.
"Trường nào hay thế nhỉ? Các con mới lớp 1 thôi mà, nên trao đổi với bố mẹ để tương tác thông tin sẽ tốt cho con hơn chứ", phụ huynh Hà Giang chia sẻ.
Theo quy định tại Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT và Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì việc đánh giá học sinh trong năm học của giáo viên tiểu học được thực hiện như sau: Đánh giá thường xuyên Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT thì đánh giá thường xuyên là đánh giá trong quá trình học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng, thái độ và một số biểu hiện năng lực, phẩm chất của học sinh, được thực hiện theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục. Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên và học sinh nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học. Theo đó, khi đánh giá thường xuyên về học tập, giáo viên cần dùng lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời. Trong đánh giá thường xuyên về năng lực, phẩm chất thì giáo viên sẽ căn cứ vào các biểu hiện về nhận thức, kĩ năng, thái độ của học sinh ở từng năng lực, phẩm chất để nhận xét, có biện pháp giúp đỡ kịp thời. Đánh giá định kì kết quả học tập Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT được sửa đổi tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất học sinh. * Việc đánh giá định kì về học tập được thực hiện như sau: - Vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học, giáo viên căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau: Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập của môn học hoặc hoạt động giáo dục; - Vào cuối học kì I và cuối năm học, đối với các môn học: Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc có bài kiểm tra định kì. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II. - Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang 10 điểm, không cho điểm 0, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kì không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. |
Theo Trí thức trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.