- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sách giáo khoa 'lạ'?
Những ngày đầu năm 2017, nhiều học sinh lớp 11 ở Sóc Trăng mua sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2 về sử dụng thì phát hiện nhiều điều lạ lùng.
Những ngày đầu năm 2017, nhiều học sinh lớp 11 ở Sóc Trăng mua sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 2 về sử dụng thì phát hiện nhiều điều lạ lùng.
Thầy Cao Xuân Lương, giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) cho biết sau khi được học sinh báo, thầy đã kiểm tra cuốn sách này.
Về hình thức, số trang và kết cấu của sách giống hệt sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành (Mã số CH112m7, in tại Công ty in Trần Phú, 71 - 75 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM; Số in: 18GC. Số xuất bản: 692-2006/CXB/504-1530/GD; In xong và nộp lưu chiểu tháng 6/2007), đang được sử dụng chính thức trong nhà trường. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách rất lạ, vừa thừa lại vừa thiếu bài.
Cụ thể, theo phần Mục lục, sách có 44 bài, bắt đầu từ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và kết thúc là Bảng tra cứu từ Hán Việt.
Sách thiếu 8 bài gồm: Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ), Tiểu sử tóm tắt, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Trả bài làm văn số 6, Tôi yêu em (Puskin), Bài thơ số 28 (Tagore) và Luyện cách viết tiểu sử tóm tắt.
Tổng cộng các bài này là 16 trang (từ trang số 49 đến trang 64). Điều đáng nói, từ trang 1 đến 48 rồi nhảy sang trang 65 (không có các trang từ 49 đến 64).
Trong khi đó, sách thừa 7 bài: Trả bài làm văn số 5, Viết bài làm văn số 6, Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu), Lai Tân (Hồ Chí Minh) và Nhớ đồng (Tố Hữu). Tất cả các bài này in trùng 2 lần với tổng cộng 16 trang.
Theo thông tin ghi sau bìa, cuốn sách kể trên có Mã số CH12t6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, in tại Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu, số 1228 Nguyễn Trung Trực, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.
Số đăng ký KHXB: 01-2016/CXBIPH/501-964/GD; ISBN: 978-604-0-00174-0; Số QĐXB: 60 SGK/QĐ-GD-CT ngày 09/7/2016. In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2016. Số lượng in 15.000 bản (QĐ-14/QĐIN-CNC), khổ 17 x 24cm. Giá bán 6.700 đồng/cuốn.
Thầy Cao Xuân Lương cho biết cuốn sách trên không giống nội dung sách đang được lưu hành và sử dụng chính thức trong nhà trường từ nhiều năm nay và cũng không đúng với phân phối chương trình hiện nay của Bộ GD&ĐT.
“Có khả năng đó là sách thật nhưng do người sản xuất làm cẩu thả, cũng có thể đó là sách giả”, thầy Lương nghi vấn.
Thầy Cao Xuân Lương, giáo viên dạy Ngữ văn, trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) cho biết sau khi được học sinh báo, thầy đã kiểm tra cuốn sách này.
Về hình thức, số trang và kết cấu của sách giống hệt sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành (Mã số CH112m7, in tại Công ty in Trần Phú, 71 - 75 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM; Số in: 18GC. Số xuất bản: 692-2006/CXB/504-1530/GD; In xong và nộp lưu chiểu tháng 6/2007), đang được sử dụng chính thức trong nhà trường. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách rất lạ, vừa thừa lại vừa thiếu bài.
Cụ thể, theo phần Mục lục, sách có 44 bài, bắt đầu từ Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và kết thúc là Bảng tra cứu từ Hán Việt.
Sách thiếu 8 bài gồm: Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ), Tiểu sử tóm tắt, Đặc điểm loại hình của tiếng Việt, Trả bài làm văn số 6, Tôi yêu em (Puskin), Bài thơ số 28 (Tagore) và Luyện cách viết tiểu sử tóm tắt.
Bìa cuốn sách giáo khoa "lạ” được phát hiện tại Sóc Trăng. Ảnh: Tiền Phong.
Tổng cộng các bài này là 16 trang (từ trang số 49 đến trang 64). Điều đáng nói, từ trang 1 đến 48 rồi nhảy sang trang 65 (không có các trang từ 49 đến 64).
Trong khi đó, sách thừa 7 bài: Trả bài làm văn số 5, Viết bài làm văn số 6, Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Chiều tối (Hồ Chí Minh), Từ ấy (Tố Hữu), Lai Tân (Hồ Chí Minh) và Nhớ đồng (Tố Hữu). Tất cả các bài này in trùng 2 lần với tổng cộng 16 trang.
Theo thông tin ghi sau bìa, cuốn sách kể trên có Mã số CH12t6, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, in tại Xí nghiệp in Hồ Văn Tẩu, số 1228 Nguyễn Trung Trực, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, Kiên Giang.
Số đăng ký KHXB: 01-2016/CXBIPH/501-964/GD; ISBN: 978-604-0-00174-0; Số QĐXB: 60 SGK/QĐ-GD-CT ngày 09/7/2016. In xong và nộp lưu chiểu tháng 7/2016. Số lượng in 15.000 bản (QĐ-14/QĐIN-CNC), khổ 17 x 24cm. Giá bán 6.700 đồng/cuốn.
Thầy Cao Xuân Lương cho biết cuốn sách trên không giống nội dung sách đang được lưu hành và sử dụng chính thức trong nhà trường từ nhiều năm nay và cũng không đúng với phân phối chương trình hiện nay của Bộ GD&ĐT.
“Có khả năng đó là sách thật nhưng do người sản xuất làm cẩu thả, cũng có thể đó là sách giả”, thầy Lương nghi vấn.
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.