- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sẽ có thí sinh điểm cao bị trượt tốt nghiệp sau gian lận ở Hòa Bình?
Liệu kịch bản đã xảy ra ở Hà Giang - thí sinh ở top điểm cao nhất nước nhưng sau khi chấm thẩm định lại bị trượt tốt nghiệp - có lặp lại với các thí sinh ở tỉnh Hòa Bình?
Liệu kịch bản đã xảy ra ở Hà Giang - thí sinh ở top điểm cao nhất nước nhưng sau khi chấm thẩm định lại bị trượt tốt nghiệp - có lặp lại với các thí sinh ở tỉnh Hòa Bình?
Từ điểm cao có nguy cơ trượt đại học
Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ sửa điểm thi THPT xảy ra tại Hòa Bình, đồng thời đề nghị VKSND Tối cao truy tố 3 người liên quan về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Các bị can gồm: Nguyễn Quang Vinh (53 tuổi, nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình), Đỗ Mạnh Tuấn (40 tuổi, Phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình) và Nguyễn Khắc Tuấn (38 tuổi, chuyên viên Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục).
Thời gian qua, thí sinh trên cả nước đã mong có kết luận điều tra, tìm ra người được nâng điểm để trả lại công bằng cho tất cả thí sinh trên cả nước. Ảnh minh họa: HẢI NGUYỄN
Các đối tượng đã thừa nhận có nhận tiền để nâng điểm cho các thí sinh được đặt hàng trước. Việc này đã diễn ra từ năm 2017 và trót lọt, nên năm 2018, đối tượng vẫn tiếp tục thực hiện. Trong số 3 người bị khởi tố, riêng Đỗ Mạnh Tuấn thừa nhận được hưởng lợi 550 triệu đồng từ việc chỉnh sửa bài thi THPT.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã giám định 210 bài thi trắc nghiệm của 77 thí sinh có dấu hiệu bị can thiệp, nâng điểm. Kết luận giám định cho thấy, có 140 bài thi của 56 thí sinh trong số trên bị tẩy xóa, chỉnh sửa đáp án. Trong đó, có bài thi được nâng lên 9,25 điểm.
Trước khi bị phát hiện gian lận thi cử, Hòa Bình và Hà Giang là tỉnh có số lượng điểm 9 môn Toán cao nhất cả nước. Ảnh: Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn.
Thông tin mới nhất về vụ việc gian lận điểm thi tại Hòa Bình là Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã yêu cầu Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình cập nhật kết quả thi lên hệ thống phần mềm quản lý thi, tiến hành rà soát xét lại tốt nghiệp.
Bởi theo quy chế thi, kết quả chấm thẩm định sẽ là kết quả chính thức của kỳ thi, thay thế cho kết quả đã công bố trước đây. Kết quả này sẽ được dùng để xét tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Đặc biệt, kết quả chấm thẩm định này sẽ được thông báo cho các trường đại học, học viện, cao đẳng mà các thí sinh có liên quan đang học. Như vậy, một vài ngày tới sẽ có người đang là sinh viên của trường đại học vẫn có nguy cơ không được tiếp tục học tập vì kết quả thi THPT quốc gia bị hủy, vi phạm quy chế thi.
Có lặp lại kịch bản thủ khoa thành trượt tốt nghiệp?
Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc trước diễn biến về vụ việc gian lận thi cử ở Hòa Bình. Bởi trước đó, tại vụ việc ở Hà Giang, nhiều người đã “sốc” với sự chênh lệch điểm số của những thí sinh được cán bộ Sở GDĐT Hà Giang “hô biến”. Từ thủ khoa, có người thành trượt tốt nghiệp.
Trong đó, có tất cả 114 thí sinh, với hơn 330 bài thi được nâng điểm. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định. Có thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định.
Đây là những con số khiến dư luận phẫn nộ và đau lòng, khi các đối tượng có thể “đổi trắng thay đen”, thay đổi số phận của một con người cùng bao nhiêu thí sính khác.
Video nhìn lại toàn cảnh vụ việc gian lận điểm thi năm 2018. Video: Đội Media
PGS-TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) - cho biết, trong thời gian sớm nhất, điểm thật của thí sinh ở Hòa Bình cũng sẽ được Sở GDĐT tỉnh Hòa Bình cập nhật trên hệ thống. Sai phạm, gian lận thi cử ở tỉnh Hòa Bình là vô cùng nghiêm trọng và cần phải bị xử lý nghiêm.
Và sẽ không loại trừ khả năng, những thí sinh từng có điểm thi rất cao, nằm trong top đầu của Hòa Bình sẽ được trả lại điểm thật, với điểm số khá thấp.
Sau khi nghi án gian lận điểm thi ở Hà Giang, Hòa Bình được làm sáng tỏ, hiện nhiều phụ huynh và học sinh ở Sơn La vẫn đang trong tâm trạng mong ngóng. Bao giờ những thí sinh ở Sơn La sẽ được trả lại điểm thật, những em học thật thi thật sẽ được trả lại danh dự, đàng hoàng, ngẩng cao đầu, không phải chịu ánh mắt nghi ngại của bạn bè?
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.