- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sợ bị mất sách vở, hội học sinh quái chiêu nghĩ ra cách đánh dấu chủ quyền cực bá đạo, thế này thì đố ai cầm nhầm được
Để không bị mất sách vở, các bạn học sinh đã nghĩ ra cách đánh dấu cực kỳ thông minh. Nhiều cư dân mạng đã phải vỗ tay khen ngợi cho sự sáng tạo độc đáo này.
- Giáo viên ở Nghệ An bỏ quên học sinh trong nhà vệ sinh, 2 tiếng sau gia đình đến đón mới ngỡ ngàng phát hiện sự việc
- Thầy giáo gây phẫn nộ khi bế dốc ngược đánh học sinh ngay trong lớp
- Kiểm tra Hóa trúng ngay câu trắc nghiệm có đáp án kiểu “nước đôi”, học sinh tưởng “ngon ăn” ai dè nhận cái kết đắng
Để không bị mất sách vở, các bạn học sinh đã nghĩ ra cách đánh dấu cực kỳ thông minh. Nhiều cư dân mạng đã phải vỗ tay khen ngợi cho sự sáng tạo độc đáo này.
Thời đi học, không ít lần chúng ta than trời vì các đồ dùng học tập như sách vở, bút chì thước kẻ cứ không cánh mà bay.
Loại trừ những nguyên nhân chủ quan như làm rơi thì đôi khi việc mất tích đồ đạc là do các bạn trong lớp cầm nhầm của nhau. Chẳng hạn như bạn A mượn của bạn B, rồi C lại mượn, dần dần truyền đến tay người nào không biết. Người cuối cùng cầm đồ cũng không biết đó là đồ đạc của ai để trả lại. Giá trị món đồ tuy không lớn nhưng cũng đủ khiến khổ chủ bực mình và thấy phiền phức.
Có lẽ đã quá chán ngán tình cảnh này nên một nhóm các bạn học sinh trung học tại TP Long Khánh, Đồng Nai đã quyết định "đánh dấu chủ quyền" đồ đạc một cách vừa lầy lội vừa thông minh.
Theo đó nhóm bạn đã in hình trang Facebook cá nhân có kèm ảnh đại diện và thông tin lên bìa các cuốn sách. Nhờ cách siêu bá đạo này mà mọi người có thể biết được đây là sách vở của ai và sẽ không còn tình trạng cầm nhầm nữa. Nếu có cầm thì người mượn cũng biết được mặt và thông tin chủ nhân của cuốn sách để trả lại.
Thế này thì không ai cầm nhầm sách được nữa.
Cách đánh dấu "độc nhất vô nhị" này sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã nhận về nhiều lời ngợi khen. Không ít người thích thú bình luận:
"Học sinh thời nay sáng tạo quá, cái gì cũng nghĩ ra được".
"Nếu hồi trước mình cũng nghĩ ra cách này thì đã không phải "một năm mua 3 quyển sách". Cứ quay đi quay lại là đã không thấy sách đâu".
"Thế này thì lại đỡ phải đi xin Facebook nhau".
Trước đó, từng có nam sinh vì sợ mất đồ dùng học tập nên khi bị cô giáo gọi lên bảng làm bài đã quyết định cầm theo toàn bộ đồ đạc đi cùng. Thay vì vất vả như vậy, cậu bạn có lẽ nên tham khảo cách "giư của" sáng tạo của các bạn học sinh tại Đồng Nai.
Pha giữ đồ cực kỳ cồng kềnh của một nam sinh.
Theo Helino
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.