Tại sao nữ sinh trung học Nhật Bản sẵn sàng mặc váy siêu ngắn mà không sợ... lộ hàng?

Nếu có dịp tham quan các trường trung học của Nhật Bản, bạn có thể mục kích những chiếc váy đồng phục siêu ngắn bất chấp thời tiết. Nguồn gốc của bộ đồng phục này là như thế nào?

Nếu có dịp tham quan các trường trung học của Nhật Bản, bạn có thể mục kích những chiếc váy đồng phục siêu ngắn bất chấp thời tiết. Nguồn gốc của bộ đồng phục này là như thế nào?

Nếu chăm đọc manga, xem anime, hoặc thường xuyên tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản, bạn sẽ nhận ra một sự thật: nữ sinh Nhật Bản luôn mặc váy ngắn, thậm chí là siêu ngắn.

Và đúng là các trường học của Nhật Bản có quy định đó thật. Về cơ bản, đồng phục nữ sinh Nhật Bản có một số loại khác nhau: thuỷ thủ, bolero, blazer... nhưng tất cả đều đính kèm một chân váy ngắn.
 
Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 1.
Những bộ đồng phục váy ngắn của Nhật


Tại sao lại vậy? Nguồn gốc của những chiếc váy này là như thế nào, và tại sao các trường học lại cho phép nữ sinh mặc váy quá ngắn như thế?

Những chiếc váy thế kỷ


Thực ra những chiếc chân váy này ra đời nhằm thể hiện tinh thần nhớ về quá khứ của người Nhật. Phải nhớ rằng, bản thân xứ sở Mặt trời mọc đã là một quốc gia thiếu thốn tài nguyên, những đã từng có thời kỳ Nhật Bản cực kỳ khó khăn về kinh tế, đến nỗi vải sợi cũng là một nguyên liệu cực kỳ xa xỉ.

Hơn nữa, vào thời kỳ Edo, đến các chiến binh ra trận cũng phải bận áo giáp cùng một chiếc quần ngắn. Vậy nên, thật dễ hiểu khi người Nhật lựa chọn váy ngắn làm đồng phục cho nữ sinh nhằm tiết kiệm vải sợi.

Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 2.
Một số trang phục của chiến binh Nhật Bản thời Edo


Bộ đồng phục với váy ngắn đầu tiên ra đời vào năm 1921, tại Học viện nữ sinh Fukuoka. Hiệu trưởng của trường khi đó đã sao chép một mẫu đồng phục của Anh Quốc, đồng thời thu ngắn độ dài của chân váy để tiết kiệm sợi vải. Chân váy cũng là mẫu đồng phục nữ sinh duy nhất và họ phải mặc nó kể cả trong những ngày gió lạnh.

Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 3.

Tuy nhiên, váy ngắn cũng phải có mức độ. Nếu như bạn hỏi tại sao các trường cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường, thì câu trả lời là Không! Họ không cho phép đâu!

Biến thể từ váy ngắn thành váy siêu ngắn

Thực ra, các trường trung học của Nhật Bản đều có quy định về độ dài của chân váy: chỉ được phép ngắn trên gối ít hơn 5 phân. Và đừng tưởng đây chỉ là quy định cho vui: nhiều trường học giám thị còn đi tuần với một cây thước lăm lăm trên tay, chỉ chực chờ đo váy em nào vi phạm thôi đấy.

Nhưng sự thật thì bạn vẫn thấy những chiếc váy siêu ngắn, trên đầu gối 10 - 20 phân xuất hiện tràn lan ở các trường học. Mốt này bắt nguồn từ những năm 90 của thế kỷ trước, khi làn sóng văn hóa thần tượng Gyaru xuất hiện.

Thời điểm đó, ngôi sao nhạc pop Namie Amuro đã khiến giới trẻ Nhật Bản dậy sóng khi trình diễn với một chiếc váy siêu ngắn, cặp lông mày cắt tỉa gọn gàng và một mái tóc tẩy trắng.

Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 4.

Và thế là nữ sinh Nhật lập tức cập nhật xu hướng vào chính bộ đồng phục của họ. Có thể là cắt ngắn, nhưng tất nhiên giám thị sẽ không để yên. Vậy nên thường thì các cô chọn cách gấp cạp váy, hoặc kéo cao váy lên và giữ nó lại bằng một chiếc thắt lưng.

Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 5.
Cách biến váy dài thành váy ngắn bằng cách sử dụng thắt lưng "skirt - bell"
 


Tại sao các trường học Nhật Bản cho phép nữ sinh mặc váy siêu ngắn đến trường? - Ảnh 6.

Một lý do khác là vấn đề về quan niệm. Giới trẻ Nhật tin rằng váy ngắn là đặc quyền của nữ sinh, vì sau khi tốt nghiệp họ sẽ "trở nên quá "già" để diện váy ngắn?!" - trích lời một nữ sinh Nhật Bản. Váy ngắn trở thành một biểu tượng của tuổi trẻ và vẻ đẹp của con gái tuổi trăng tròn.

Theo  Trí Thức Trẻ

lộ hàng

Nhật Bản

trung học

váy ngắn

nữ sinh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.