- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tâm thư đang gây bão mạng của vị phụ huynh có con theo học tại trường Lương Thế Vinh
Bài viết hiện đang nhận được rất nhiều lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng.
"Chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt!" Đó là cảm xúc mà phụ huynh G.H cảm nhận được sau 1 năm cho con mình theo học THPT tại trường Lương Thế Vinh, Hà Nội. Chỉ trong 5 tiếng đồng hồ kể từ khi tâm sự về ngôi trường cấp ba của con gái, bài viết của chị G.H đã thu hút hơn 2.000 lượt tương tác với rất nhiều lượt chia sẻ, chủ yếu đến từ các độc giả ở độ tuổi trung niên, phụ huynh và từ cựu học sinh của trường THPT Lương Thế Vinh.
Nếu như ở hệ công lập, THPT Phan Đình Phùng và THPT Việt Đức chiếm ưu thế về lượng hồ sơ nộp vào mỗi kì tuyển sinh bởi chất lượng dạy học được khẳng định qua nhiều năm, thì ở hệ dân lập, cái tên đứng đầu chính là THPT Lương Thế Vinh, ngôi trường gắn liền với tên tuổi của Giáo sư/Tiến sĩ Văn Như Cương. Có rất nhiều lí do để phụ huynh quyết định cho con mình theo học tại đây: Chất lượng dạy học luôn ổn định, kết quả thi THPT Quốc gia nằm trong top đầu cả nước, hoặc đơn giản chỉ bởi uy tín của thầy Văn Như Cương đã dày công gây dựng xuyên suốt 30 năm trồng người.
Chị G.H cho biết, con gái chị tham gia kì thi chuyển cấp và đạt 55,5 điểm, số điểm đủ để đỗ vào trường THPT Việt Đức (Điểm chuẩn: 52,5). Nhưng do vẫn mong con mình có một môi trường tốt hơn để thử thách bản thân, hơn nữa, danh tiếng của trường Lương Thế Vinh từ lâu đã trở thành niềm mơ ước của nhiều thế hệ học sinh khi chuyển cấp. Nên chị G.H và gia đình đã quyết định chọn THPT Lương Thế Vinh làm bến đỗ, với sự đồng thuận của cô con gái.
Và rồi theo lời kể của vị phụ huynh, đúng là "Chưa vơi nụ cười, đã rơi nước mắt!" Từ trạng thái háo hức chờ đợi một năm học mới, học sinh dần chuyển sang buồn bã, lo âu, hoang mang và thậm chí là sợ sệt.
Sau 30 năm xây dựng và phát triển, trường vẫn chưa tự chủ được nguồn nhân lực
Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm, cô chủ nhiệm đã nói rằng, cô là giáo viên của một trường công lập (cụ thể là trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình). Như vậy, đảm nhận vị trí giảo viên Lương Thế Vinh chỉ là tay ngang. Cô chủ nhiệm 2 lớp ở trường công lập và 2 lớp ở trường Lương Thế Vinh. Rất nhiều phụ huynh đã ngỡ ngàng vì ngôi trường dân lập đầu tiên của Hà Nội sau gần 30 năm vẫn chưa tự chủ được nguồn giáo viên.
Để giải đáp sự băn khoăn đó, trong buổi gặp mặt tháo gỡ vấn đề của phụ huynh và Hiệu phó trường (cụ thể là cô Văn Thùy Dương) ngày 03/07, cô Dương giải thích: "Thứ hai, chị bảo, trường chúng tôi sau gần 30 năm thành lập chưa tự chủ được nguồn giáo viên. Điều này là hoàn toàn bình thường, chả có gì lạ. Lương Thế Vinh chỉ có 40% giáo viên tại chỗ, còn lại chúng tôi mời giáo viên ở các trường khác."
Bài viết nhận được rất nhiều lượt tương tác của phụ huynh G.H
Năm học mới bắt đầu từ 03/07, sau một năm khi bị Bộ Giáo Dục "tuýt còi" vẫn không thay đổi
Theo lời kể của chị G.H, vào năm 2016 khi con gái mới bước vào lớp 10, gia đình hoàn tất nộp hồ sơ vào ngày 23/06 thì đã nhận được giấy báo nói rằng ngay tuần sau 03/7 tập trung tại trường để học nội quy và bước vào năm học mới. Điều này khiến khá nhiều phụ huynh phản đối vì thương con em vừa vượt qua kì thi chuyển cấp đầy cam go, chưa có thời gian nghỉ ngơi mà đã phải bước vào một "trận chiến" mới. May thay chỉ 3 ngày sau, trường ra quyết định cho học sinh nghỉ tới hết 01/08 sau đó mới vào học, nhiều phụ huynh và học sinh đồn đoán rằng có thể do Sở Giáo Dục "tuýt còi" cảnh báo.
Nhưng một năm sau khi con gái chị G.H bước vào lớp 11, trường vẫn không rút kinh nghiệm mà vẫn cho thông báo tập trung học sinh vào ngày 03/07 và bắt đầu học sách giáo khoa của năm học mới. Theo lí giải từ nhà trường, do Lương Thế Vinh là trường dân lập tự chủ tài chính nên trường muốn cho học sinh đi học vào thời gian nào là do trường quyết định. Đặc biệt hơn, học sinh và gia đình còn được phát đơn "tự nguyện" đăng kí học hè. Động thái này của nhà trường khiến nhiều phụ huynh, trong đó có chị G.H cho rằng để nhà trường tránh mang tiếng bắt ép học sinh đi học hè.
Bản kiểm điểm nhiều như bươm bướm, học sinh bị rút hồ sơ (đuổi học) vì những lí do trời ơi đất hỡi
Theo chị G.H, có một học sinh bị nhà trường yêu cầu rút hồ sơ chỉ vì một bình luận vô hại ở trong nhóm kín của lớp:
"Khoảng 2,3 tháng sau khi năm học mới bắt đầu, con về nhà kể chuyện: "Mẹ ơi, một bạn trong lớp con bị yêu cầu rút hồ sơ" (Tức là đuổi học).
- Chết, bạn phạm lỗi gì mà nhà trường xử nặng thế?
- Trong lớp thành lập group để các bạn trao đổi việc học hành cũng như các vấn đề khác. Khi bàn về việc lớp mất trật tự, một bạn lớp phó đã bình luận, đại khái rằng: "Học trò mất trật tự cũng là bình thường …", kèm theo đó là một từ "lóng" gì đó của bọn Teen. Ngay lập tức, dòng bình luận trên đã được chuyển đến tay cô hiệu phó và gia đình được mời đến trường để "rút hồ sơ". Sau đó, trước tập thể lớp, trước những đôi mắt sợ hãi của học trò, cô chủ nhiệm nói rằng: "Gia đình bạn học sinh đó, rất cảm ơn nhà trường vì đã kịp thời uốn nắn để con nhận ra lỗi lầm của mình…"
Sau 1 năm học, trong tổng số 41 học sinh ban đầu, đã có 5 học sinh chuyển lớp hoặc chuyển trường."
Tiếp đến là câu chuyện của những chiếc bản kiểm điểm:
Hoặc thậm chí có học sinh bị mời phụ huynh chỉ vì dể một kiểu đầu không vừa ý với thầy cô
Học thêm công khai, học phí một tháng lên tới 6 triệu VNĐ/tháng là chuyện bình thường
Học Lương Thế Vinh có phải đi học thêm không? Đó là băn khoăn của không ít phụ huynh. Chị G.H thuật lại: "Khoảng 2-3 tháng khi bắt đầu vào lớp 10, các con sẽ chính thức học tăng cường vào các buổi sáng (3 buổi sáng trong tuần). Thực chất đây là hình thức dạy thêm công khai, ngay tại trường. Nhưng ngần ấy chưa đủ. Lượng bài tập về nhà thì cứ phải tính ở 2 con số. Mọi người có thể xem Bản kiểm điểm của con dưới đây (Thầy dạy lý giao 28 bài tập về nhà. Con mới hoàn thành 18 bài và hình thức phạt là chép lại 5 lần các bài tập còn thiếu). Có thầy dạy toán còn giao 50 bài tập về nhà. Như vậy, ngoài giờ lên lớp, học sinh cứ lăn ra mà làm bài tập, chẳng cần ăn, cần ngủ cũng được. Nhưng, nếu chỉ học trên lớp thôi đã đủ chưa? Xin thưa, chưa thể đủ."
Học phí lúc đầu nhà trường thông báo là 1.6 tr/tháng, khá vừa túi tiền. Nhưng ngay sau đó, các con đã phải học tăng cường, đóng thêm 1tr/tháng. Đến năm lớp 11 và lớp 12, học phí sẽ tăng lên là 1,8 đến 2tr/tháng, chưa kể tiền học tăng cường và tiền con đi học thêm ở chỗ này, chỗ khác. Nếu đi ô tô thì đóng 1,4tr/tháng. Như vậy, mỗi tháng cứ 5-6tr là chuyện bình thường, thậm chí còn cao hơn nữa."
Kết: Dẫu vẫn biết mô hình các trường dân lập thì sẽ có những quy định và luật lệ nghiêm khắc hơn so với các trường thuộc khối công lập quản lí. Nhưng nghiêm khắc đến nỗi khiến cho học sinh, là những người ươm mầm cho giáo dục và tương lai của đất nước, cảm thấy không thoải mái, cho chúng thấy mỗi ngày đi học lại là một ngày sợ sệt thì thực sự không ổn. Sợ bị vi phạm kỉ luật này, ý thức nọ. Sợ bị viết bản kiểm điểm, sợ bị gọi bố mẹ, sợ bị rút hồ sơ. Một môi trường giáo dục mà khiến cho chúng cảm thấy nhạt nhẽo, vô vị vì không được nói lên chính kiến của mình, không được thỏa sức phát huy những thế mạnh mà mình có, lúc nào cũng chỉ vùi đầu vào học để tăng thi đua cho lớp cho trường. Thì đó không phải là một môi trường giáo dục theo đúng nghĩa.
Thiết nghĩ, với sự liên tiếng của phụ huynh G.H, ban giám hiệu cùng những người điều hành trường Lương Thế Vinh nên nhìn thẳng vào vấn đề và có những biện pháp sửa chữa kịp thời. Đừng để phụ huynh nào cũng sẽ có một kết bài giống như chị G.H: "Khi viết ra những dòng này, lòng tôi đã bình an trở lại, con tôi đã bước sang một môi trường mới và đến giờ phút này, nó có thể nói với tôi rằng: "Mẹ, con tin là mẹ đã quyết định đúng!"
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.