Thích thú với màn “bắn” tiếng Anh vèo vèo của học sinh lớp 3 ở miền núi Hà Tĩnh

Cộng đồng mạng đang chia sẻ video ghi cảnh hai học sinh nhỏ tuổi miền núi dẫn chương trình lưu loát bằng tiếng Anh. Video đã thu hút hàng nghìn bình luận khen ngợi dành cho hai bạn nhỏ.

Cộng đồng mạng đang chia sẻ video ghi cảnh haihọc sinhnhỏ tuổi miền núi dẫn chương trình lưu loát bằng tiếng Anh. Video đã thu hút hàng nghìn bình luận khen ngợi dành cho hai bạn nhỏ.

Không chỉ dẫn chương trình lưu loát, hai học sinh này còn có ngữ điệu rất chuyên nghiệp khi thử tài làm MC.

Xác nhận với PV Dân trí sáng 5/2, cô Đinh Thị Hồng Lĩnh, Hiệu trưởng trường Tiểu học thị trấn Vũ Quang, Hà Tĩnh cho biết, video trên được ghi lại ở trường mình trong dịp ra mắt các câu lạc bộ trong trường vào cuối tháng 1 vừa qua.

Học sinh lớp 3 miền núi "bắn" tiếng Anh như gió

Hai học sinh dẫn chương trình là Phan Đức Thắng và Minh Khuê, học sinh lớp 3A. Cả hai đều là học sinh giỏi, có năng khiếu dẫn chương trình. Riêng Thắng vừa giỏi cả môn Tiếng Anh. Em có mẹ là giáo viên tiếng Anh, hiện đang dạy cấp 3.

“Ngoài Đức Thắng và Minh Khuê, còn có nhiều học sinh khác của nhà trường cũng rất giỏi tiếng Anh như em Bảo Ngọc, Hạnh Nguyên... Nhưng điểm khác biệt của hai MC nhí trên đây là các em mới được làm quen một số từ cơ bản từ lớp 2 nhưng lên lớp 3, các em đã nói rất lưu loát. Các học sinh khác mà chúng tôi đăng tải clip lên cũng giỏi nhưng đã là học sinh lớp 5, cô Lĩnh cho biết.

Cũng theo nữ hiệu trưởng, nhà trường đưa hình thức hoạt động các câu lạc bộ vào trường học từ tháng 9/2017. Trong đó có 10 câu lạc bộ, từ tiếng Anh, dân ca, bóng bàn, võ thuật, viết đẹp… được dành cho các em học sinh đăng ký sinh hoạt hàng tuần và không phân biệt độ tuổi.

“Sở dĩ các em còn bé nhưng dẫn chương trình lưu loát như vậy vì chúng tôi vẫn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa để các em cọ xát và mạnh dạn hơn. Điều khó khăn ở đây, do là huyện miền núi nên ngoài giờ học ở trường, các em chỉ tự học hoặc gia đình nào có điều kiện, các em tự học trên mạng Internet chứ chưa có bất cứ trung tâm tiếng Anh chuyên biệt”, cô Lĩnh cho biết.

Hai học sinh lớp 3 miền núi Hà Tĩnh dẫn chương trình tiếng Anh lưu loát.
Hai học sinh lớp 3 miền núi Hà Tĩnh dẫn chương trình tiếng Anh lưu loát.

Cũng theo cô Lĩnh, việc triển khai dạy học ở đây có khó khăn là thiếu giáo viên. Hiện nhà trường đang hợp đồng với 1 giáo viên do chưa có biên chế.

Về trang thiết bị dạy học ngoại ngữ, nhà trường hiện chỉ có một phòng học tiếng Anh chỉ với một máy chiếu, một bộ loa, trong khi nhà trường có 397 học sinh nên giáo viên phải đưa hết công năng để truyền tải.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vũ Quang cũng chia sẻ, việc các trường ở đây tổ chức ngoại khóa theo hình thức câu lạc bộ nằm trong chương trình đổi mới dạy học theo sự chỉ đạo của Phòng và Sở GD&ĐT của địa phương.

Trong tổng số 12 trường tiểu học trên địa bàn, chỉ có 3 trường tiểu học đang thực hiện theo đề án ngoại ngữ 2020 với thời lượng 4 tiết/tuần cho các khối lớp 3-5.

Các trường còn lại không thực hiện được do thiếu giáo viên tiếng Anh trầm trọng. “Nếu đáp ứng đủ, phải cần thêm 9 giáo viên tiếng Anh nữa do hiện nay chỉ 4 giáo viên/12 trường”, ông Hải nói.

 

Theo Dân Trí

học tiếng Anh

tiếng Anh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.