- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ học Tiếng Việt công nghệ giáo dục khen học rất vui, đọc viết lưu loát
"Con đi học rất vui, không có nhiều bài tập. Con có thể đọc viết lưu loát không bị nhầm chữ"
"Con đi học rất vui, không có nhiều bài tập. Con có thể đọc viết lưu loát không bị nhầm chữ" - đây là chia sẻ của những em nhỏ theo học bộ sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục.
Những tranh cãi về bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục vẫn chưa đến hồi kết, hàng loạt những ý kiến trái chiều về tính khả thi, hiệu quả, chính xác, tính giáo dục, nhân văn của bộ sách được mang ra mổ xẻ.
Đó là những tranh luận của người lớn!
Công nghệ giáo dục trong mắt những đứa trẻ
Bùi Hoàng Hải Vũ năm nay vào lớp 1, em được mẹ cho theo học ở trường áp dụng bộ sách công nghệ giáo dục. Trước khi vào tiểu học, Hải Vũ chưa hề biết mặt chữ, chưa hề được dạy trước hay học trước.
Những bài học đầu tiên mà Hải Vũ được học ở ngôi trường mới cũng rất đơn giản, đó là bài tập về vẽ ô vuông và tam giác.
“Đây là bài tập vẽ ô vuông của con, bài không khó, cô cho bài tập rất dễ. Ở lớp con cũng không phải học nhiều, bài tập cô cho về cũng không nhiều” – Hải Vũ nói.
Bé Hải Vũ học môn học vẽ ô vuông, tam giác. Ảnh: Nguyễn Hà
Còn đối với em Khánh Toàn năm nay lên lớp 6, Toàn có 5 năm học ở trường Tiểu học Thực nghiệm, từ lớp 1 đến lớp 3 Toàn học Tiếng Việt theo bộ sách công nghệ giáo dục, lên lớp 4, 5 học theo chương trình hiện hành.
“Năm lớp 1, môn Tiếng Việt con được cô giáo dạy theo cách vẽ các khối ô vuông tương ứng các Tiếng và được phân biệt thế nào là nguyên âm, phụ âm. Cô giáo dạy cách đọc cách đánh vần không quá khó, con thấy mình tiếp thu tốt.
Khi đọc một bài đọc một đoạn văn con đọc được lưu loát, không bị nhầm chữ. Đi học con thấy rất vui” – Khánh Toàn nói.
Cũng theo Khánh Toàn, từ lớp 1 đến lớp 3 Toàn học theo bộ sách công nghệ giáo dục nên bài tập không quá nhiều, có những khi không có bài tập chỉ cần học đến 10h.
Lên lớp 4, 5 học theo chương trình đại trà nên bài tập nhiều hơn có ngày phải học đến 12h đêm mới hết bài tập.
"Mánh khóe, khôn lỏi" liệu có trong suy nghĩ trẻ thơ?
Những bài đọc về Quả Bứa hay Bé xách hộ mẹ trong cuốn sách Công nghệ giáo dục lâu nay vẫn đang bị mang ra mổ xẻ về việc đó là những bài dạy trẻ mánh khóe, khôn lỏi.
Một số bài đọc trong sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục bị cho rằng dạy trẻ mánh khóe, lưu manh.
Nhưng khi được hỏi về ý nghĩa của các bài đọc này, Khánh Toàn trả lời rằng, bài Quả Bứa cũng gần như bài đọc về hai anh em nhà Gấu và em được cô giáo dạy rằng nếu không đoàn kết yêu thương nhau thì sẽ rất dễ bị lấy đi thành quả.
Còn bài đọc Bé xách hộ mẹ Khánh Toàn cho biết bài đọc này thể hiện lòng hiếu thảo của bé với mẹ.
Chị Vân Anh (Hà Nội) là phụ huynh có con học sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục cũng cho biết, con trai chị khi đi học về có lối cư xử với bố mẹ rất tốt, trong tâm trí con không hề có những suy nghĩ mà người lớn gọi là khôn lỏi.
Theo chị Vân Anh, thậm chí nhiều khi còn tự thấy xấu hổ khi áp đặt suy nghĩ của mình vào suy nghĩ của con. Có những từ khi nói ra, bản thân chị hiểu nó theo nghĩa xấu, nhưng khi hỏi con mình thì bé hiểu theo nghĩa hoàn toàn trong sáng.
Theo Lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.