"Hiện trạng khoa học của chúngta chưa được như chúng ta mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người và sự cố gắng củaNhà nước, của Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn, dũng cảm chính là độnglực tiền đề cho sự chuyển biến theo một chiều hướng tích cực" - Đó là suy nghĩcủa GS Ngô Bảo Châu trong lễ chào mừng tối 29/8. Để hiểu một cách toàn diện,chúng tôi xin đăng toàn văn bài tâm sự của GS Châu.
Kính thưa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng!
Kính thưa Chủ tịch Hội đồng Họchàm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân!
Kính thưa các vị khách quốc tế.Kính thưa các thầy các cô giáo, các đồng nghiệp, các bạn sinh viên, học sinhthân mến.
Trước hết, tôi xin bày tỏ tấmlòng cảm kích của tôi đối với Nhà nước và Chính phủ đã tổ chức buổi lễ mừng cônghôm nay với một tấm lòng trân trọng và chân thành. Tôi cũng thực sự cảm động khinhận thấy niềm vui, niềm tự hào của giải thưởng Fields đã được chia sẻ với đồngbào trên khắp cả nước. Bắt gặp sự hân hoan, niềm tự hào trong mắt các bạn họcsinh, sinh viên trong buổi lễ hôm nay làm sự hân hoan, tự hào của cá nhân tôiđược nhân lên nhiều lần.
![]() |
GS Ngô Bảo Châu phát biểu (Ảnh: Hà Thành) |
Lần đầu tiên, giải thưởngFields, giải thưởng quan trọng nhất của toán học, đã được trao cho một nhàtoán học xuất thân từ một nước đang phát triển. Sự kiện này có thể tạo tiềnđề cho một sự thay đổi lớn về chất của toán học Việt Nam nói riêng và côngtác nghiên cứu khoa học nói chung. Ít nhất đó là cái mà cá nhân tôi và rấtnhiều nhà khoa học, nhà quản lý khoa học có tâm huyết đang rất hi vọng.
Nhưng trước khi nói về tương laitôi nghĩ chúng ta nên điểm lại quá khứ để tìm hiểu xem cái gì là nguyên nhân,những nhân tố tích cực nào đã đưa đến thành công ngày hôm nay. Tôi xin tâm sựmột vài điều. Tôi sinh ra trong kháng chiến chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cảnhkhá khó khăn của thời kì hậu chiến. Tuy không ai thích thú những chuyện ônnghèo, kể khổ ta vẫn không thể không nhớ lại những yếu tố đã lập thành con ngườimỗi chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần.
Ngay khi còn bé, tôi đã hiểurằng, bố mẹ đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lạiđây tôi sinh sống ở nước ngoài (rất lâu ở Pháp, gần đây ở Mỹ). Tiếp xúc với cuộcsống của người nước ngoài, tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và cácbạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi nhưng về học tậpthì chưa chắc.
Sinh ra trong một gia đình tríthức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ, cólẽ vì bố mẹ là nhà khoa học nên niềm đam mê khoa học, giá trị tuyệt đối của trithức, đã ngấm vào máu tôi lúc nào mà không biết. Trong hầu hết các gia đình ViệtNam, việc học hành vẫn được coi là quan trọng nhất, nhưng tình yêu tri thức vàyêu khoa học thì theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là sự hiếm hoi.
Điều kiện đặc biệt thuận lợi nữacần kể đến là tuổi học trò của tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôidưỡng. Tôi hiểu cộng đồng toán học theo nghĩa rộng, từ thầy Tôn Thân, giáo viênchuyên toán trường Trưng Vương, đến thầy cô chuyên toán A0 trường ĐH Tổng hợp HàNội, sau đó đến nhiều nhà toán học trẻ vào thời đó dành tất cả tâm huyết củamình hoàn toàn vô tư trong hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn khi đó.
Tôi không thể kể tên hết được các anh, nhưng xin chỉ lấy một ví dụ như thầy PhạmHùng ở khối chuyên toán. Tôi đi học thầy trong căn phòng 8 m2 lúc nàocũng nghi ngút khói thuốc bắc vì thầy hay đau ốm nhưng thù lao duy nhất thầyHùng nhận được của bố mẹ tôi đôi khi là cân đường, đôi khi là một vỉ thuốc bổ.
Trong cộng đồng toán học Việt Namviệc người đi trước nắm tay người đi sau là một việc hết sức tự nhiên. Gần đây,do có sự cọ xát với một số ngành khoa học khác tôi mới hiểu ra rằng tinh thầnyêu thương, đoàn kết trong cộng đồng toán học Việt Nam là một cái rất hiếm hoivà đáng quý.
Khoa học của nước ta nói chung và toán học nói riêng chưa có vị trí xuất sắctrên thế giới nếu không có tinh thần đoàn kết, thương yêu lẫn nhau. Với tinhthần nghiêm khắc, không bao che những yếu kém về học thuật thì toán học Việt Namcũng như các ngành khoa học khác sẽ có nhiều cơ hội để tiến bộ.
![]() |
Giáo sư Châu và vợ tại Hội trường TT Hội nghị Quốc gia tối 29/8 (Ảnh: Hà Thành) |
Cái may mắn đặc biệt tiếp theo làviệc tôi được chính phủ Pháp cấp học bổng để sang Pháp học Đại học. Là một sinhviên người nước ngoài nhưng trong suốt quá trình học tập ở Pháp chưa một lần nàotôi cảm thấy mình được kém ưu tiên so với sinh viên Pháp. Ngược lại, chính giáosư trưởng khoa toán trường ĐH Sư phạm Paris nơi tôi học đã khuyên tôi nên làmviệc với GS Gérard Laumon, lúc đó là một trong những nhà toán học Pháp xuất sắcnhất. Và kết cục là ông Gérard Laumon nhận tôi là học trò. Ông Laumon là ngườiđã giúp tôi từ một cậu sinh viên thích học toán trở thành một nhà toán họcchuyên nghiệp. Ông là một người thầy tuyệt vời.
Trong số 7 người học trò của ông tính đến nay đã có 2 giải thưởng Fields, và gầnđây nhất cô học trò trẻ nhất của ông đã được phong giáo sư trường Harvard khichưa đầy 30 tuổi. Trưởng thành trong nhóm khoa học do ông Laumon và đồng nghiệpcủa ông lãnh đạo không chỉ có tôi, anh Lafforgue, người đoạt giải Fields năm2002, mà còn rất nhiều nhà khoa học trẻ xuất sắc khác.
Ôn lại thời gian này, tôi hiểu được sự quan trọng, được sức mạnh của những nhómnghiên cứu khoa học kết hợp bởi những nhà khoa học đã có tên tuổi, có kinhnghiệm, có hiểu biết nhiều lĩnh vực khác nhau và những sinh viên tràn trề ham mêkhoa học. Tôi thực sự hạnh phúc khi giải thưởng Fields tuy trao cho cá nhân tôinhưng cũng đem lại vinh dự xứng đáng cho cộng đồng toán học Pháp cũng như cộngđồng toán học Việt Nam.
Từ hơn 3 năm nay tôi có may mắnhiếm hoi được làm việc ở viện nghiên cứu cao cấp cơ bản Princeton - Viện đượcthành lập từ những năm 30 là nơi Albert Einstein đã làm việc hơn 40 năm. Ngoàimột số nhỏ giáo sư ở viện mà hầu hết là những nhà toán học, vật lý hàng đầu thếgiới, viện thường xuyên đón các nhà khoa học trẻ trên thế giới đến làm việc từ 1đến 2 năm.
Ngoài nguồn hỗ trợ tài chính rấtlớn từ chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức tư nhân, cách tổ chức công việc hiệuquả của viện Princeton là cái rất đáng để học tập. Sau 50 năm, tức là một khoảngthời gian không lớn so với lịch sử khoa học, viện đã trở thành một lá cờ đầu củatoán học, vật lý lý thuyết và đóng vai trò rất lớn cho sự hình thành trường pháitoán học Mỹ và vào thời điểm hiện tại vẫn đóng vai trò số một không phải bàncãi.
Nếu không có thời gian làm việc ởPrinceton rất có thể Bổ đề cơ bản chưa được hoàn thành vào thời điểm này. Vàngoài ra với sự tiếp xúc với các nhà khoa học thiên tài như Langland tôi đã hìnhdung rõ ràng chương trình nghiên cứu tiếp theo của mình sau khi Bổ đề cơ bản đãđược hoàn thành.
Từ trải nghiệm ở Pháp cũng như ởMỹ, tôi hiểu ra rằng môi trường học thuật lành mạnh là điều kiện tiên quyết chosự trưởng thành của các nhà khoa học trẻ. Môi trường khoa học lành mạnh chính lànơi học thuật và đạo đức trong học thuật luôn được xếp ở vị trí đầu tiên cùngvới sự bình đẳng giữa các nhà khoa học không phân biệt già trẻ cũng như sự tự dotuyệt đối trong nghiên cứu khoa học.
Cuối cùng tôi xin nhắc đến mộtngười, một nhà khoa học và là người bạn lớn của Việt Nam, đó là ôngRogermortier, khi còn là sinh viên (cách đây 50 năm) Orgi đã tham gia phong tràođấu tranh của sinh viên Pháp phản đối chính sách thực dân ở Đông Dương, sau nàyông đã qua Việt Nam nhiều lần và trở thành người bạn thân thiết của cố thủ tướngPhạm Văn Đồng và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người sáng lập ra Ủy Ban hợptác Khoa học Pháp - Việt.
Tôi may mắn sống trong ngôi nhà của ông nhiều năm, học được rất nhiều từ conngười ông. Ông không bao giờ nói dài khi đang làm nhưng qua việc làm của ông tôihiểu rằng nhiệm vụ của nhà khoa học không chỉ đơn thuần là chuyên môn mà còn baogồm việc đem đến cho những người trẻ tuổi không kể xuất xứ, không nhất thiếtphải là người thân cái cơ hội đầy tiềm năng của họ được phát triển trong khoahọc và rộng hơn là trong cuộc sống. Đấy là điều mà tôi muốn nói với các nhà khoahọc Việt Nam, những nhà quản lý và tất cả những người làm cha, làm mẹ.
Hiện trạng khoa học của chúng tachưa được như chúng ta mong đợi, nhưng ý thức của mỗi người và sự cố gắng củaNhà nước, của Chính phủ qua những quyết sách đúng đắn, dũng cảm chính là độnglực tiền đề cho sự chuyển biến theo một chiều hướng tích cực.
Cuối cùng, tôi xin chúc tất cảcác bạn trẻ luôn giữ được niềm tin, niềm say mê để đi tiếp con đường mà mình đãchọn.
Xin cảm ơn quý vị!
Theo Ngô Bảo Châu
VTC News