Sau khi CSGT lập biên bản người bán rong trang phục "nhái" công an, do số lượng ít, hơn nữa là quần áo mầm non nên không xử lý được.
Ngày 26/5, có nội dung phản ánh việc bán rong trang phục công an "nhái”
trên vỉa hè đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Nhận được tin
phản ánh của báo, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội đã khẩn trương chỉ đạo
Đội CSGT số 7 tiến hành điều tra xử lý vụ việc.
![]() |
Trang phục "nhái" công an và lực lượng vũ trang bán ở vỉa hè. |
Ngày 28/5, PV Kiến Thức đến Đội CSGT
số 7, Phòng CSGT Công an TP. Hà Nội để tìm hiểu về việc người bán rong
mang trang phục công an “nhái” ra vỉa hè bày bán. Thượng úy Tạ Ngọc
Khánh – Đội phó Đội CSGT số 7 cho biết, Đội CSGT số 7 đã cắt cử các
chiến sĩ CSGT tiến hành kiểm tra và xử lý vụ việc.
![]() |
Thượng úy Khánh trao đổi với PV về vụ việc |
Theo thượng úy Khánh, tại thời điểm
kiểm tra, tổ công tác phát hiện trên xe máy có rất nhiều quần áo “nhái”
công an và lực lượng vũ trang, do người phụ nữ treo trên xe bán bên vỉa
hè đường Khuất Duy Tiến. Ngay lập tức, tổ công tác đưa số hàng trên và
phương tiện cùng người về đội tiến hành lập biên bản theo đúng luật
định.
Tại Đội CSGT số 7, người phụ nữ bán
hàng công an và lực lượng vũ trang "nhái" khai nhận là Đỗ Thị Hạnh (SN
1987, ở Tứ Dân, Khoái Châu, Hưng Yên). Xe máy mang hàng “nhái” công an
và lực lượng vũ trang bán ở vỉa hè mang BKS 89H5- 4260. Khi tổ công tác
yêu cầu chị Đỗ Thị Hạnh xuất trình giấy tờ xe máy thì chị này chỉ xuất
được đăng ký xe, không có giấy phép lái xe. Vì vậy, tổ công tác đã lập
biên bản tạm giữ xe, đồng thời mời Đội quản lý thị trường số 26 đến kết
hợp xử lý hàng “nhái”.
![]() |
Người đi đường hiếu kỳ khi nhìn thấy trang phục công an "nhái" bày bán ở vỉa hè. |
Thượng úy Khánh dẫn lời các cán bộ Đội
quản lý thị trường số 26 cho biết, do số lượng ít, hơn nữa là quần áo
mầm non nên không xử lý được. Về nguồn gốc xuất xứ, chị Hạnh khai nhận
là từ TP. Hồ Chí Minh được người anh trai đưa ra Hà Nội cho chị bán.
Cũng theo lời khai của chị Hạnh, số áo “nhái” này chị nhập 100 bộ đã bán
hết 50 bộ và còn 50 thì bị bắt. "Vào thời điểm kiểm tra và đưa về đội
xử lý, số lượng quần áo “nhái” còn 50 bộ", thượng úy Khánh khẳng định.
![]() |
Quần áo, phương tiện hỗ trợ "nhái" được chị Hạnh bán. |
"Chị Hạnh cũng khai nhận, khoảng 2 năm
trước, chị thường xuyên bán ở TP. Hồ Chí Minh, nhưng không thấy ai kiểm
tra, xử lý cả. “Đơn vị chị Hạnh lấy quần áo “nhái” công an và lực lượng
vũ trang có giấy phép kinh doanh”, chị Hạnh khai. Tuy nhiên, vào thời
điểm kiểm tra, chị Hạnh không xuất trình được giấy tờ về nguồn gốc xuất
xứ, nên Đội CSGT số 7 lập biên bản và giữ 2 bộ cỡ nhỏ nhất lại, để báo
cáo lên cấp trên", thượng úy Khánh cung cấp.
![]() |
Trang phục "nhái" kích cỡ nhỏ nhất được Đội CSGT số 7 giữ lại. |
“Hình ảnh công an và lực lượng vũ
trang phải là hình ảnh đẹp trong mắt người dân. Việc quần áo “nhái” công
an và lực lượng vũ trang bán ở vỉa hè, nhìn rất phản cảm, gây bức xúc
trong nhân dân”, thượng úy Khánh chia sẻ.
Theo quan sát của PV 2 bộ
trang phục “nhái” công an và lực lượng vũ trang cỡ nhỏ nhất đo Đội CSGT
số 7 giữ lại được làm gần giống trang phục lực lượng công an và lực
lượng vũ trang. Mỗi bộ trang phục có súng bắn nước, bao da, gậy có màu
sơn đỏ, trắng, có còi nhựa. Mũ "nhái" hàm tướng là bằng các tông loại
mề, như vải thật.
Theo Kiến thức