Qua cửa kính taxi nhìn ra phố xá,tôi có cảm giác lạ lạ quen quen. Đây rồi, cái ngã tư Bình Giã tôi vẫn thườngqua, rẽ tay trái là đến trường, đi thẳng vào là nội thành. Còn giờ tôi rẽ tayphải theo đường ra chợ Cừ. Vẫn ngã tư đó, vẫn con đường đó nhưng tôi đã thànhmột người khách quen lâu ngày mới trở lại. Chồng tôi ngồi bên cạnh vẫn giữ mắtnhìn thẳng, chỉ đường rẽ cho người lái taxi. Anh huých tôi:
- Này, này, đây là cái cầu Bông,ngày xưa mỗi lần Tết nhất, hay hội làng người ta treo khắp thành cầu những bônghoa kết bằng vải đỏ. Đẹp lắm!
- Những ngày đó chắc vui lắm anhnhỉ!
- Vui chứ, vui nhất vùng, trẻ concòn thi nhau nhặt pháo nữa...
Nói đoạn người chồng đu người vềtrước, nói với anh lái xe:
- Bác tài cho xuống ở số nhà 72nhé!
- Vâng, anh chị chuẩn bị đồ đi.
Cửa xe mở ra, hai vợ chồng cùngbước xuống. Tôi còn quay lại bế đứa con gái hai tuổi ra khỏi xe với những lờinựng nịu chỉ hai mẹ con là nghe thấy rõ. Cắp con bé một bên hông, tôi đứng dẹpvào gốc cây doi tránh nắng, chờ chồng xách đồ từ cốp xe ra.
Những tia nắng buổi sớm khiến cáicây không cao lắm cũng đủ bóng râm cho hai mẹ con đứng. Tôi nhìn lên bầu trờinhiều mây trắng và nghĩ về một ngày nắng ấm. Chồng tôi mở được cái xe đẩy, giụcđặt con vào làm tôi giật mình nhẹ nhưng anh vẫn nhận ra. Anh nói đùa:
- Mẹ Tũn lại làm thơ đấy à?
Như bị bắt thóp, tôi chỉ còn cườitrừ, liếc yêu chồng một cái rồi đặt con vào xe. Sau một hồi chuông, không phảiđợi lâu, mẹ chồng tôi vẫn dáng người dong dỏng, nhanh nhẹn trên tay cầm chìakhóa, lựa đúng cái cần dùng. Bà nhìn gia đình tôi trìu mến:
- Máy bay đúng giờ quá nhỉ!
- Vâng, mẹ đưa chìa khóa để conmở cho.
- Được rồi, mẹ ở trong cổng làmdễ hơn.
Cử chỉ của bà vẫn chính xác,không khác mấy so với lần trước hai vợ chồng tôi về, khi ấy còn chưa có bé Tũn,thấm thoắt thế là đã ba năm. Cửa mở ra, bà niềm nở:
- Các con vào nhà đi. Tũn đây hả?Bà bế Tũn nào.
- Con bé lạ bà, chối không theo,quay về phía tôi đôi mắt như năn nỉ. Tôi nhanh miệng:
- Tũn chào bà đi con! Giơ taychào nào!
Con bé nhìn về phía bà nội nhưngnhất định rụt tay lại không theo, cũng không nói. Chồng tôi nói như chữa cháy:
- Bà ơi vào nhà đã, để mẹ cháuthay quần áo cho cháu, bộ này đi đường dơ mất rồi. Chú thím có nhà không bà?
- Thường ngày vợ chồng em ấy đilàm sáu giờ chiều mới về. Hôm nay, thím nó hẹn trưa sẽ về. Các con vào nhà đi,có đồ gì để mẹ xách đỡ cho.
- Một mình con làm được rồi mẹ ạ.Con có cái vali đế bánh xe này, đưa đồ đến ba chục cân cũng được.
- Hiện đại nhỉ. Ờ Bo ơi, hai bácvề rồi này.
- Vâng, bà đợi cháu tí, cháu chơixong lever(*) này sẽ xuống ngay.
- Đấy, nó đi thì thôi, ở nhà làchỉ có điện tử.
- Trẻ con bây giờ nó phải thế bàạ.
Bà nén một tiếng thở dài, rồigiục vợ chồng tôi đi rửa chân tay, mặt mũi cho đỡ mệt. Chồng tôi thì muốn cấtngay đồ lên phòng, khiến mẹ lặng thinh, ngồi xuống ghế sô-pha.
Tôi thay cho bé Tũn bộ quần áo,rồi bế nó lại chỗ bà. Tôi mở lời:
- Mẹ bế Tũn hộ con, để con đi dấpkhăn lau mặt cho cháu.
Bé Tũn bị mẹ đặt vào tay bà cũngbám bàn tay bé xíu vào áo bà, mắt vẫn quay ra nhìn mẹ. Bà vui hẳn lên, nựng nịucháu. Tôi trở ra, bà hỏi luôn chuyện con bé ăn ngủ thế nào. Gớm, trộm vía chứ,mẹ mày nuôi cũng mát sữa mát tay, con bé chắc thế này... Chồng tôi cũng từ trênlầu xuống, hỏi mẹ một vài thay đổi nhỏ trong nhà. Bức tượng gỗ để gần cầu thanggiờ không thấy đâu? Mấy giỏ phong lan anh trồng lần trước giờ treo ở đâu rồi?...
Mẹ chỉ cho anh từng chỗ để đồ.Bức tượng vướng lối đi, cu Bo lại thích nên bà dọn vào phòng nó rồi. Còn phonglan thì chú em đã làm cả một giàn trên sân thượng để treo. Bà vui thú khoe cáivườn nhỏ trên sân thượng, đảo đầu đảo đuôi cũng ít khi phải ra chợ mua rau...
Cu Bo chơi xong, chạy từ trên lầuxuống, chưa thấy người đã thấy tiếng:
- Cháu chào hai bác! Hai bác cóquà cho cháu không?
Mẹ chồng tôi mắng cháu:
- Thằng này, hai bác vừa về, cháuchưa hỏi được câu nào đã quà, quà...
Tôi nói dịu:
- Cháu nó còn trẻ con mà mẹ. Cháulại đây bác xem nào, đã lớn chừng này rồi.
Mới ba năm không gặp mà thằng bélớn vổng lên, chân tay dài lèo khèo khác hẳn với cu Bo ngày trước tròn lẳnngười. Nhưng lạ nhất là trước hai mắt cháu, cặp kính cận đã dày cộp.
- Anh Bo lớn nhanh quá nhỉ! Caohẳn lên rồi này. Sao đã đeo kính dày thế?
Mẹ chồng tôi nói dài giọng:
- Con trai mà cẳng sếu rồi khôngbiết có làm được gì nên hồn! Đấy, kính dày thế là tại chơi điện tử đấy. Đi thìthôi về đến nhà là dán mắt vào điện tử. Bà gọi cấm có thấy mặt ngay bao giờ. Haibác xem có cách gì khóa được cái máy vi tính luôn thì càng tốt. Chứ mà bố mẹ nóthì chịu rồi, đặt password(**) kiểu gì nó cũng mở được tuốt.
Thằng bé găng giọng:
- Cháu chỉ chơi ngoài giờ họcthôi. Bà cứ nói nhiều.
- Đấy anh chị xem, nói tốt cho nómà nó cãi nhem nhẻm, mới nứt mắt ra mà đã muốn làm tướng rồi...
Chồng tôi phải làm dịu, nói đỡsang chuyện khác:
- Mẹ Tũn mua quà cho cả nhà đâu,đưa ra đây coi nào?
Tôi vâng dạ rồi lên phòng bê bịchquà xuống. Vừa đến nơi chưa kịp đặt xuống để thở, cu Bo đã chạy đến, tôi nhủthầm, đấy trẻ con giờ nó hoạt bát thế chứ đâu đến nỗi... Nhưng chưa để tôi kịpmở lời, cháu đã đỡ bịch quà như thể giằng lấy, miệng luôn mồm:
- Đâu, đâu... quà của Bo đâu? Bođã dặn bác ra chơi thì mua cho Bo cái máy bay có điều khiển từ xa, có thể bayđược ấy.
Tôi ớ người, nhìn sang chồng.Chồng tôi như mới sực nhớ ra. Anh chữa cháy:
- Cái đó chắc ngoài này mới có,để mai bác đưa cháu đi mua, bác tìm khắp thành phố trong đó mà không có quà nhưcháu yêu cầu. Còn bây giờ xem bác gái mua gì cho cháu.
Thằng bé có vẻ cụt hứng:
- Bác hứa nhé! Bố cháu cũng nóinhư bác từ năm ngoái rồi.
Chồng tôi khẳng định lại lần nữa.Anh vốn là người đã nói là làm. Tôi được đà đỡ lại gói quà từ tay cháu, mang lạibàn, đến gần mẹ chồng:
- Vợ chồng con lâu rồi không vềthăm mẹ, cũng không biết mua quà gì, con nghe mấy chị khuyên nên mua tặng mẹ tấmvải lụa, mẹ may áo dài, thỉnh thoảng đi đâu diện vào cho đẹp.
- Ôi dào! Anh chị rõ khéo vẽ, mẹgià rồi mặc thế nào chẳng được...
Chồng tôi phải nói thêm:
- Mẹ nhận cho nhà con mừng!
- Ừ thì thôi... Cảm ơn vợ chồngcon!
Bà đưa tay gạt nước mắt. Nước mắtngười già rỉ ra từ khóe sâu. Tôi nhìn chồng, anh lắc đầu ra hiệu cho tôi để yêncho qua cơn xúc động của bà.
Tôi quay sang cu Bo đang ngồi xịtrên ghế, chờ đến lượt:
- Bác mua cho cu Bo bộ quần áothể thao này. Cháu lại đây mặc thử xem có vừa không?
Nó tươi tỉnh lên đôi chút:
- A, có bộ này tha hồ đi đá bóng.
Chồng tôi vui vẻ:
- Mai mua thêm quả bóng nữa, haibác cháu mình đá nhé!
Thằng bé khoái chí, cười tít mắt.
Tôi đưa ra mấy phong bánh bía,nói nhờ bà thắp hương cho ông. Làm bà khóc nấc lên thành tiếng:
- Con nó đã lớn khôn chừng này,khổ thân ông... Ông đi sớm quá, ông ơi!
Chồng tôi ngồi vào gần, đặt nhẹtay lên lưng bà. Có tiếng mở khóa cổng, bà ngồi thẳng dậy, rút khăn xoa lau khômắt nhưng vẫn không giấu được tiếng nấc. Thím Du đi xe vào tận cửa, bịt kín míttừ đầu đến chân nào áo ấm, kính mắt, khẩu trang hoạt tính, cho đến tận đôi giầycao cổ. Nếu chỉ nhìn ảnh chụp, khéo nhiều người phải tưởng thím làm việc ở trungtâm y tế dự phòng, mới đi phun thuốc chống cúm gà hay dịch tả về. Nhưng không,nhìn ra ngoài trời, thấy nắng và gió lạnh mới hiểu đó là đồ mặc đi đường. Vừađứng ngoài cửa vừa dỡ đồ trên người ra, thím nói luôn:
- May mà anh chị ra sớm, chứ giờnày mới đi trên đường thì chết mệt. Đã lạnh cóng thì chớ lại còn kẹt xe ở ngayngã tư Bình Giã. Mãi em mới về được đến nhà.
Mẹ chồng tôi thêm lời than thở:
- Trời giá rét thế này, sáng nay,lớp tập dưỡng sinh nghỉ có đến hàng nửa, nhiều người đến tập mà vẫn còn khụt khàkhụt khịt. Mọi người chỉ bàn tán xôn xao quanh chuyện ốm đau vì lạnh. Bà cụXuyên bị bệnh hen mấy hôm nay phải vào nằm viện rồi. Giờ không biết thế nào...
Thím cũng là người đảm đang, nênvề đến nhà là thím vào bếp. Ba người phụ nữ cùng làm bữa trưa nên loáng cái đãxong. Mâm cơm dọn lên có bát canh cá nấu chua, rau cải xào, cá kho. Chồng tôi ăncứ khen lấy khen để. Nhìn anh và từng miếng to, nhai ngon lành, mẹ vui lắm.
Chiều về, trời chuyển xám, nắngtắt nhanh.
Mẹ chồng tôi đi hết ba tầng lầu,căn dặn từng người đóng cửa sổ, chốt cho chặt kẻo gió tạt mưa vào phòng. Bà lẩmnhẩm: "Đổi giời nhanh thế này, sáng nắng chiều đã trở mưa".
Tôi tỉnh dậy sau giấc ngủ trưa,ngồi nhìn đứa con gái đang ngủ ngon lành. Đã lâu lắm, có khi là từ ngày nó cònẵm ngửa, tôi không nhìn con lâu đến vậy. Cái cảm giác thảnh thơi khi ngắm conngủ còn theo tôi suốt buổi chiều.
Tối đến, cả nhà quây quần bên bànnước. Chồng tôi hỏi thăm mấy anh em họ hàng, cả những người láng giềng lâu ngàykhông gặp, kể những kỉ niệm ngày còn ở nhà liên hồi khiến cả nhà chỉ kịp nghe,thỉnh thoảng trả lời hoặc đệm vào mấy câu. Tôi không để ý lắm đến những câuchuyện của anh vì bé Tũn nhằng nhẵng đòi về nhà.
- Mẹ ở đây, ba ở đây, thế con vềnhà với ai?
- Mẹ, đi về đi...
- Thế con khắc về nhé!
Con bé mặt phụng phịu ra đứng dựacửa. Bà nội ra dỗ, nó cũng không nghe. Bà lại kể chuyện, bố nó ngày xưa về nhàcụ ngoại, cũng đến tối là nằng nặc đòi về thế này, làm cả nhà cười vang. Bà nói,trẻ con đứa nào cũng thế. Tôi ra bế con, đưa lên phòng, dỗ Tũn ngủ.
Ngoài trời, mưa vẫn rả rích. Trờiđất chuyển dần về xuân...
Theo Tuệ Minh
Đời Sống Gia Đình