- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ăn 1 nắm rau này tốt ngang thịt, nhìn qua tưởng cỏ dại nhưng là "kho dinh dưỡng"
Có một loại rau quen thuộc thoạt nhìn tưởng rau dại nhưng có hàm lượng protein cao vượt xa các loại rau khác.
Rau rút giàu dinh dưỡng
Loại rau giàu chất dinh dưỡng nhắc đến ở đây là rau rút. Rau rút còn gọi là rau nhút, rau dút, quyết thái, thủy hồ điệp. Tên khoa học của nó là Neptunia oleracea Lour (N. prostrata Bail), là loại cây thảo, sống ở nước. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa hè và mùa thu. Nhờ hệ thống rễ chùm đặc biệt phát triển, cây có thể hút các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước.
Rau rút là một loại rau ngon giá rẻ được nhiều người lựa chọn. Ảnh minh họa.
Là một loại sau có sức sống mãnh liệt, khi ngắt ngọn chỉ cần sau 7-10 ngày có thể thu hoạch lứa khác tiếp theo. Để làm thuốc, người ta thường thu hái toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô nấu canh luộc ăn hoặc sắc uống.
Theo Đông y, rau rút vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng bổ trung ích khí, an thần, mát dạ dày, mạnh gân bổ xương. Trên lâm sàng có thể sử dụng rau rút làm thuốc bổ ngũ tạng hư yếu, làm tan khí trệ ở kinh lạc gân xương, tiêu bướu cổ và làm mạnh gân xương.
Tuy nhiên, rau rút có tính hàn (lạnh) nên người tạng hàn (sợ lạnh, tiêu hóa kém, tiêu chảy) thận trọng khi sử dụng.
Bề ngoài loại rau có công dụng "vàng 10" này nhìn tuy giống rau dại nổi trên mặt nước, quanh thân có phao trắng. Lá kép lông chim, rau ăn rất thông dụng với mùi thơm đặc trưng như mùi nấm hương, thân ăn giòn như ngó sen… nhưng khi chế biến thành món ăn lại rất ngon.
Theo Sức khỏe & Đời sống, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh còn viết: Rau rút vị ngọt, tính hàn không độc, nhuận tràng, tiêu thũng "Ăn nhiều thì không đói…"
Nổi bật đông y, rau rút tính hàn, vị ngọt, không độc có tác dụng dưỡng vị âm, sinh tân dịch làm mát gan phổi, an thần chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa lỵ, bướu cổ, côn trùng cắn
Gợi ý bài thuốc dân gian từ loại rau dân dã này
Rau rút có thể chế biến thành món ăn ngon hoặc bài thuốc dân gian chữa bệnh.
Dưới đây là một số cách sử dụng rau rút trong phòng chữa bệnh:
- Chữa táo bón, khó tiểu: Rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái lấy ngọn non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá, như các loại rau tươi khác).
- Chữa chứng mất ngủ: Rau rút 300g, khoai sọ 25g, lá sen 10g, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3-5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút, theo Tiền Phong.
- Chữa sốt cao, không ngủ được, nóng ruột, tiểu tiện không thông: Rau rút tươi 30-60g, giã nát, lọc lấy nước cốt uống. Hoặc rau rút khô 20g, kinh giới 10g, cát căn 8g, sắc nước uống.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp (bướu cổ): Rau rút ăn hàng ngày, ăn liền trong 20-30 ngày là một liệu trình. Bạn cũng có thể dùng rau rút 30g, cải trời 24g, mạch môn 16g, sinh địa 16g, sài hồ 8g, kinh giới 12g, xạ can 8g, sắc uống.
- Trị đầy bụng, khó tiêu: Rau rút tươi trần qua, ăn liền hoặc giã nát lọc lấy nước cốt uống, ngày 2 lần.
- Có thể giải nhiệt, trị mụn: Rau rút sắc với nước uống thay trà hàng ngày hoặc dùng thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn.
>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất
Theo Người đưa tin
-
Vào bếp15 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp1 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp2 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp3 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp3 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp4 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp4 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp5 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp6 ngày trướcCá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp6 ngày trướcGiấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.
-
Vào bếp14/11/2024Cá heo kho lạt là món ăn ngon và phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ, đây là món ăn rất hao cơm được nhiều gia đình ưa chuộng.
-
Vào bếp14/11/2024Loại rau này từ xa xưa được xem là báu vật thiên nhiên, bởi giàu hàm lượng vitamin C tác dụng kháng virus, bảo vệ cơ thể.