Cách làm sữa chua từ sữa tươi vừa thơm ngon lại mát lạnh, giải nhiệt nắng hè

Sữa chua mềm mịn, ngọt thơm, chua dịu vừa ngon lại tốt cho tiêu hóa và đẹp da, giữ sáng. Cách làm sữa chua từ sữa tươi không khó!

Sữa chua mềm mịn, ngọt thơm, chua dịu vừa ngon lại tốt cho tiêu hóa và đẹp da, giữ sáng. Cách làm sữa chua từ sữa tươi không khó!

Không chỉ là món ăn được nhiều người yêu thích bởi vị ngon khó cưỡng, sữa chua còn là người bạn của sức khỏe và cả sắc đẹp. Vào mùa hè, được thưởng thức món sữa chua thơm ngon, mềm mịn, mát lạnh thì còn gì bằng.

Ngay tại nhà bạn cũng có thể tự làm được sữa chua từ sữa tươi vô cùng đơn giản, dễ dàng, chỉ cần chuẩn bị một chút nguyên liệu là được. Tuy nhiên, thực tế, có nhiều chị em vẫn mắc lỗi khi làm sữa chua, khiến sữa chua không đông hoặc bị đá dăm, lúc ăn lạo xạo mất đi sức hấp dẫn. Có được hộp sữa chua mềm mịn, đặc, để nghiêng không đổ như ở ngoài quán là ước ao của rất nhiều chị em.

Vì thế chị em có thể tham khảo bí quyết làm sữa chua ngon dưới đây nhé!

PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU

- 1 hộp sữa đặc
- 1 lon nước sôi (dùng lon sữa đặc để đong)
- 2,5 lon sữa tươi không đường
- 220gr sữa chua cái (bạn có thể mua trong siêu thị loại 200gr)
- Hũ/ lọ đã tiệt trùng (tức là nấu nước sôi và lau khô) hay bạn có thể dùng ly nhựa.

Những nguyên liệu làm sữa chua

PHẦN 2: CÁCH LÀM SỮA CHUA TỪ SỮA TƯƠI

Bước 1: Sữa đặc đổ ra âu sạch. Sau đó đong 1 lon nước sôi đổ vào khuấy nhẹ cho sữa tan. Việc dùng nước sôi sẽ giúp làm sữa chín đều và nhanh tan. Do đó, bạn hãy dùng nước ở khoảng 75 – 90 độ C nhé. Có thể cho thêm nước nếu bạn muốn sữa không quá ngọt.

Bước 2: Tiếp theo đong 2,5 lon sữa tươi cho vào cũng nhẹ nhàng khuấy đều (nhớ khuấy theo 1 chiều nhé).

Bước 3: Cuối cùng cho hộp sữa chua cái vào tiếp tục khuấy nhẹ cho tất cả hòa vào nhau. Lưu ý, cách làm sữa chua mềm mịn đạt yêu cầu là bạn phải để sữa chua cái ra ngoài nhiệt độ thường cho tan hết ra rồi mới đem khuấy đều với các nguyên liệu khác.

Bước 4: Lọc hỗn hợp sữa qua rây cho sữa mịn. Khâu này nhiều người thường bỏ qua tuy nhiên, có thời gian thì bạn nên thực hiện rây giúp sữa chua rất mịn, mượt.

Bước 5: Đổ sữa vào từng hộp nhỏ (loại thủy tinh hay nhựa đều được). Xếp các hũ này vào 1 thùng xốp.

Bước 6: Ủ sữa chua

Đong nước bằng lon sữa đặc theo tỉ lệ 2 nóng, 1 thường. Bạn không được sử dụng nước nguội hoặc quá nóng vì như thế, sữa chua sẽ không lên men được.

Đổ hết phần nước ấm đã pha vào thùng xốp sao cho nước ngập đến 2/3 hũ sữa chua. Đây là cách làm sữa chua đơn giản, ngon mịn mà nhiều người chưa từng biết. Do đó, bạn hãy thêm phần nước ủ sữa chua nếu pha thiếu nhé, vẫn đảm bảo tỉ lệ 2 nóng: 1 thường là được.

Đậy nắp thùng xốp ủ sữa chua và để ủ sữa chua trong vòng 7-8 tiếng. Lưu ý, bạn không được xê dịch thùng ủ để sữa chua không bị vỡ ra, không làm ảnh hưởng đến sự lên men của sữa chua.

Sau thời gian này, bạn cho sữa chua tự làm tại nhà vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và sử dụng. Nếu muốn ăn sữa chua loại cứng, bạn có thể bảo quản chúng trên phần tủ đá.

Cách làm sữa chua từ sữa tươi không khó, chị em hãy thử nhé!

Yêu cầu thành phẩm:

Với cách làm sữa chua từ sữa tươi đơn giản thế này, bạn sẽ có những hộp sữa chua trắng muốt, mềm mịn, sánh đặc và thơm ngon.

Chúc các bạn thành công với công thức làm sữa chua truyền thống thơm ngon, mềm mịn!

Sữa chua chỉ để trong khoảng 8 – 10 ngày sau làm để tránh lên men quá cao. Nếu không, khi sử dụng bạn sẽ gây ảnh hướng xấu đến dạ dày.

Bạn có thể kết hợp sữa chua cùng các loại hoa quả như đu đủ, nho, nhãn, dâu tây, dưa hấu, xoài... để có món ăn vặt hấp dẫn hoặc ăn cùng nếp cẩm đều ngon.

LƯU Ý KHI LÀM SỮA CHUA

Để sữa chua đông, chị em cần lưu ý:

- Thứ nhất, tỉ lệ kết hợp giữa sữa chua cái, nước, sữa tươi, sữa đặc… phải đúng. Bạn hãy thực hiện đúng hướng dẫn ở phần nguyên liệu.

- Việc ủ sữa chua phải đảm bảo về thời gian và môi trường. Nếu không, sữa chua không lên men đủ, không đông lại được và có nhiều dăm đá.

PHẦN III. LỢI ÍCH CỦA SỮA CHUA VỚI SỨC KHỎE

1. Thành phần trong sữa chua

- Theo số liệu công bố của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong mỗi 100 gam sữa chua gồm có 121 mg canxi, 95 mg phôt pho, sắt 0,05 mg, các vitamin C, B6, B12, E, K, A, D, magie 12 mg, kẽm 0,59 mg…

- Có thể hình dung trong 100 gam sữa chua chứa khoảng 100Kcal, tức là bằng nửa chén cơm hoặc hai trái chuối xanh.

- Đặc biệt, trong sữa chua có chứa một lượng rất ít chất lactose, rất thích hợp cho những ai có vấn đề về tiêu hóa mỗi khi ăn một sản phẩm được chế biến từ bơ, sữa.

2. Ích lợi khi ăn sữa chua

- Lợi khuẩn, có tác dụng tốt cho đường ruột: Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa, nếu ăn hàng ngày sẽ gúp cho đường ruột của bạn điều hòa, hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Ăn sữa chua thường xuyên giúp tăng khả năng miễn dịch, chống tiêu chảy hay táo bón, chống được đầy hơi, chướng bụng.

- Bổ sung vitamin: Sữa chua có nhiều vitamin B12, là loại vitamin có trong trứng, cá, thịt động vật giúp cho hệ thần kinh của bạn hoạt động tốt hơn. Vậy nên, ngoài ăn những thực phẩm thịt cá, bạn nên ăn sữa chua để đảm bảo sự cân bằng vitamin trong cơ thể.

- Ngăn ngừa viêm nhiễm: Chị em, đặc biệt là những người bị viêm nhiễm vùng kín, nên tận dụng sữa chua là phương thuốc tự nhiên chống lại bệnh này. Ăn sữa chua hàng ngày bạn sẽ thấy ngay hiệu quả, vì những vi khuẩn có lợi trong đó có thể giúp cho bạn

- Ngăn ngừa huyết áp cao: Người huyết áp cao nên ăn sữa chua, vì kali có trong sữa chua sẽ giúp loại bỏ lượng muối dư thừa trong cơ thể. Mặc dù sữa chua có những tác dụng hữu ích như vậy nhưng không phải ăn lúc nào cũng được và ăn bao nhiêu cũng tốt.

PHẦN IV: ĂN SỮA CHUA ĐÚNG CÁCH

Nên ăn sữa chua vào buổi tối, trước khi đi ngủ:

Sữa chua ăn vào buổi tối sẽ cung cấp được lượng canxi lớn. Thời điểm này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn nên độ pH đạt tiêu chuẩn, là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại.Nhưng chú ý, sau khi ăn nên tráng miệng vì nếu không, nó sẽ ảnh hưởng tới men răng, làm sâu răng. Đừng để quá đói mới ăn, chú ý ăn khi dạ dày vẫn còn cảm thấy có chứa lượng thức ăn nhất định.

Ăn sữa chua vào buổi chiều là lúc nào?

Nhân viên công sở tiếp xúc nhiều với máy tính nên ăn sữa chua vào buổi chiều khi bắt đầu làm việc, sau khi nghỉ trưa. Vì thời điểm này, sữa chua sẽ giúp cho bản giảm căng thẳng, tâm lý thoải mái, khỏe khoắn hơn để làm việc hiệu quả.

Mỗi ngày nên ăn một hộp sữa chua là đầy đủ nhất, không nên ăn quá nhiều.

Những ai không nên ăn sữa chua?

- Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua.

- Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tụy tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.

Theo Khám phá


Sữa chua

Cách làm sữa chua


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.