- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà
Lẩu riêu cua bắp bò là món khoái khẩu của nhiều người. Cách thực hiện món ăn này cũng khá đơn giản. VietNamNet xin giới thiệu cách nấu lẩu riêu cua bắp bò chuẩn vị tại nhà.
1. Nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò
Bắp bò: 500g
Cua đồng: 1,5kg
Sườn sụn: 600g
Đậu phụ: 5 miếng
Cà chua: 3 quả
Bún tươi: 1,5kg
Giấm bỗng: 3 muỗng canh
Hành khô: 3 củ
Hành lá: Vài nhánh
Rau sống ăn kèm: Hoa chuối, rau muống bào, giá đậu,…
Gia vị: Đường, hạt nêm, nước mắm, mắm tôm,…
Một số nguyên liệu nấu lẩu riêu cua bắp bò. Ảnh: Dienmayxanh
2. Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cua đồng đem ngâm với nước khoảng vài tiếng để nhả bùn đất rồi rửa sạch, gỡ mai, sau đó dùng muỗng nạo lấy phần gạch ra bát riêng, phần cua còn lại đem đi xay hoặc giã nhuyễn.
Tiếp theo, cho nước vào phần cua vừa xay nhuyễn, đảo nhẹ nhàng cho phần thịt tan, lọc qua ray để bỏ phần xác. Lặp lại bước này vài lần để lấy được khoảng 1,5 lít nước cua.
Sườn sụn đem chà xát với muối cho bớt mùi tanh, rửa sạch và chặt khúc vừa ăn. Tiếp đó, ướp sườn với một ít hành tím băm rồi đem ninh khoảng 30 phút cho sườn chín mềm.
Hành lá nhặt sạch phần gốc, bỏ lá già, rửa sạch và cắt khúc. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn. Cà chua rửa sạch, cắt múi cau. Rau ăn kèm rửa sạch, nhặt bỏ phần hư, sâu rồi cắt khúc vừa ăn.
Bắp bò rửa sạch, thái thành từng miếng nhỏ vừa ăn, cho vào ngăn mát tủ lạnh, đến khi ăn thì bày ra đĩa. Đậu phụ rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông nhỏ, chiên vàng và bày ra đĩa.
Bước 2: Làm riêu cua
Cho phần nước lọc cua vào nồi, thêm 1 muỗng cà phê muối và đặt nồi lên bếp đun với lửa nhỏ. Chú ý canh nồi riêu cua, đến khi bắt đầu sôi thì mở nắp để gạch cua đỡ trào ra ngoài.
Khi nước sôi khoảng 20 phút, riêu cua sẽ đóng thành mảng. Lúc này, bạn tắt bếp và dùng rây vớt phần riêu cua ra bát để riêu không bị vỡ. Còn phần nước để lại để nấu nước lẩu.
Bước 3: Xào gạch cua
Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào đun nóng. Khi dầu nóng, cho hành tím đã băm vào phi thơm.
Tiếp đó, cho phần gạch cua vào xào với lửa nhỏ khoảng 5 phút, nêm thêm nửa muỗng canh nước mắm rồi trút ra bát. Sau đó, cho cà chua vào xào sơ và tắt bếp.
Bước 4: Nấu nước lẩu
Cho nước riêu cua vào nồi nước ninh sườn và đun sôi. Tiếp đó, cho cà chua xào vào cùng 3 muỗng canh giấm bỗng, gạch cua xào, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh mắm tôm. Khuấy đều các nguyên liệu.
Đun nồi nước lẩu sôi lại, rồi nêm nếm cho vừa ăn và tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Lẩu riêu cua bắp bò thơm ngon, bổ dưỡng. Ảnh: Bachhoaxanh
Nước lẩu nấu xong thì múc ra nồi nhỏ. Lúc ăn cho hành lá, đậu phụ chiên vàng vào để nồi lẩu thêm sinh động. Dùng đến đâu thì nhúng thịt bò, rau sống ăn kèm đến đó. Cho vào bát bún, sườn sụn, riêu cua, rau ăn kèm và thưởng thức.
3. Lưu ý khi nấu lẩu riêu cua bắp bò
Để làm lẩu riêu cua bắp bò ngon, bạn nên biết cách chọn mua nguyên liệu chuẩn.
Bắp bò ngon là bắp rùa, phần thịt nhỏ nằm giữa lõi bắp đùi to ở chân sau. Bắp rùa mềm hơn so với bắp hoa và bắp chân trước.
Nên chọn bắp bò có màu đỏ tươi xen lẫn với gân trắng, phần mỡ có màu vàng tươi. Dùng tay ấn vào miếng thịt để kiểm tra, bắp bò nói riêng hay thịt bò nói chung còn tươi ngon phải có độ cứng và độ đàn hồi tốt, không gây cảm giác dính tay, nhớt. Miếng thịt tươi không có mùi hôi khó chịu hay bất kỳ mùi lạ nào.
Nên chọn loại sườn có sụn và thịt, không mua sụn xương. Chọn những miếng sườn tươi, có màu hồng nhạt, khi sờ vào thấy thịt có độ đàn hồi, khô và không có mùi.
Với cua đồng, nên chọn cua đồng có màu tím xám đục, phần mai cua màu sáng hơn. Chọn những con còn di chuyển nhanh, càng và chân còn đủ, linh hoạt. Dùng tay ấn vào vỏ yếm thấy nổi bọt khí là cua còn tươi. Không nên chọn cua đồng có mắt đỏ, bụng dưới cua có lông hay đầu lưng cua có chấm sao.
Nên giã tay và lọc kỹ để lấy được nhiều thịt cua, khi nấu sẽ đóng tảng dày đẹp mắt.
Có thể sử dụng cua đồng xay sẵn tại các khu chợ, siêu thị uy tín. Khi mua lưu ý xin thêm phần gạch cua để chế biến món ăn được thơm ngon hơn.
Lẩu riêu cua quan trọng nhất là phải chọn được giấm bỗng nếp ngon.
Tùy theo khẩu vị và sở thích mà linh hoạt thay đổi đồ nhúng lẩu.
Yêu cầu thành phẩm là nước lẩu có vị chua dịu, thanh nhẹ từ giấm bỗng, dậy mùi thơm đặc trưng của riêu cua.
Với cách làm lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn thơm ngon, đậm đà này, bữa ăn của gia đình bạn lại có thêm một món ăn vô cùng hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công!
Theo Vietnamnet
-
Vào bếp8 giờ trướcMùa đông với tiết trời se lạnh sẽ cần những món ăn ấm nóng, bồi bổ cơ thể, dưới đây là gợi ý để bạn làm 3 món hầm bổ dưỡng.
-
Vào bếp1 ngày trướcChuẩn bị cho mùa Tết Nguyên đán sắp tới, bạn hãy thử áp dụng cách làm mứt dừa non dưới đây, đảm bảo ngon hơn rất nhiều so với hàng mua sẵn.
-
Vào bếp1 ngày trướcHọc cách làm Khoai lang sấy dẻo, bạn sẽ có món ăn vặt độc đáo và lành mạnh để nhâm nhi mỗi ngày cũng như để tiếp khách trong dịp Tết.
-
Vào bếp2 ngày trướcThay vì mua hàng bán sẵn, bạn hoàn toàn có thể tự làm thịt bò khô bằng nồi cơm điện để vừa đảm bảo chất lượng thịt và độ an toàn, vừa tiết kiệm chi phí.
-
Vào bếp2 ngày trướcNước cốt gừng tươi là mặt hàng bán chạy trên các chợ mạng trong mùa đông, dùng ngâm, tắm để làm ấm cơ thể, chống cảm lạnh; bạn có thể tự làm để dùng dần.
-
Vào bếp3 ngày trướcNếu lo ngại chất bảo quản và phụ gia độc hại, bạn hãy học cách tự làm tương ớt tại nhà; hướng dẫn sau sẽ giúp món tương ớt của bạn có thể bảo quản lâu, không lo mốc.
-
Vào bếp3 ngày trướcNgười Trung Quốc thường dùng dấm gừng trong mùa đông để thúc đẩy tiêu hóa, giảm ho đờm, làm ấm cơ thể và hỗ trợ giảm cân; cách làm giấm gừng rất đơn giản.
-
Vào bếp3 ngày trướcTrong không khí rộn ràng của những ngày xuân, tự tay làm mứt dâu tây chính là cách mang đến độ ngọt ngào đồng thời lưu giữ những khoảnh khắc ấm áp bên gia đình.
-
Vào bếp4 ngày trướcLẩu cá kèo chua cay - món ăn khoái khẩu của nhiều người bởi sự hòa quyện giữa vị chua dịu, cay nồng và sự thơm ngon từ cá kèo tươi.
-
Vào bếp4 ngày trướcKẹo lạc rất thích hợp để tiếp khách dịp Tết hoặc nhâm nhi cũng tách trà ấm trong ngày lạnh, cách làm kẹo lạc rất đơn giản, ai cũng có thể tự thực hiện tại nhà.
-
Vào bếp4 ngày trướcNhững hũ mứt chùm ruột đỏ au trên bàn trà tiếp khách, khiến không khí Tết thêm phần ấm áp, cách làm món mứt này cũng rất đơn giản với những gợi ý dưới đây.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhững miếng dưa góp giòn giòn, chua ngọt vừa giúp chống ngán, kích thích vị giác vừa là món ăn chống béo; cách làm dưa góp thập cẩm lại rất dễ thực hiện.
-
Vào bếp5 ngày trướcRất nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết vỏ chanh dây có thể dùng làm mứt; bạn hãy thử áp dụng cách làm mứt vỏ chanh dây dưới đây để có thêm một món ngon ngày Tết nhé.
-
Vào bếp6 ngày trướcXôi gà là món ăn yêu thích của nhiều người. Tùy từng vùng, miền mà món ăn này có những hương vị khác nhau. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách nấu xôi gà chuẩn vị Hà Nội.