Chuyện những "gia đình" không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì "đau" nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra

Chuyện những "gia đình" không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì "đau" nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra

Khi có chỉ thị giãn cách xã hội ở một số thành phố, đồng nghĩa tất cả các nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa để đảm bảo phòng chống dịch bệnh. Đây có lẽ là thông tin "sét đánh ngang tai" đối với những người quen với việc mỗi ngày một món ở các hàng quán. 

Hiện tại, rất nhiều dịch vụ đã xuất hiện để "cứu cánh" cho chị em trong khoản bếp núc. Theo đó, mọi người thường nhận xét phụ nữ ngày nay không biết nấu ăn hoặc không thích nấu ăn. Vậy thì thời điểm phải ở nhà giãn cách này là cơ hội để các chị em "làm quen" lại với căn bếp của mình. 

Giãn cách ở nhà..."Mỗi ngày mở tủ lạnh ra thấy cái gì nấu chung được thì nấu"

Câu chuyện của An (26 tuổi) là nhân viên văn phòng, cô gái này đã chia sẻ cảm xúc khi phải ở nhà giãn cách: "Mình được công ty cho làm việc tại nhà thấy cũng ổn vì được ở nhà tránh dịch. Vấn đề kinh khủng mà mình phải đối mặt là không biết ăn cái gì để cho qua 14 ngày".

An tiết lộ cô có thói quen ăn uống hàng quán từ hồi là sinh viên đến khi đi làm. Những bữa ăn của cô nàng là tìm đến các hàng quán xung quanh công ty hoặc đặt món trên các ứng dụng giao hàng. Bởi vì phần lớn thời gian của cô là cho công việc nên từ lâu cũng không có ý định tìm hiểu hay học nấu ăn. Rơi vào trường hợp bất khả kháng, cô gái "cố chấp" với việc ăn ngoài cho nhanh và tiện... giờ cũng phải bước vào bếp.

Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-1Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-2

"Đây là vài món mình mở tủ lạnh ra thấy gì thì nấu đại nè".

"Vì lúc còn ở nhà mình được bà ngoại và mẹ cho ăn ngon nên giờ khẩu vị kén chọn lắm. Nhiều loại rau củ mình không ăn được, thịt mỡ cũng không thích ăn, cũng không biết ăn cá luôn. Trước ngày giãn cách mình mới vội đi siêu thị, lúc đấy chẳng còn gì nhiều hết. Mình thấy cái nào tiện và bảo quản lâu ngày được thì mình lấy, cũng có đặt thêm vài chỗ giao hàng ấy.  Rồi mỗi ngày mình mở tủ ra thấy cái gì nấu chung được thì mình nấu". 

An chia sẻ mấy ngày ở nhà có thể ăn uống không được ngon miệng và dinh dưỡng nhưng sẽ cố gắng ăn đủ bữa để đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, sau lần "biến động" dở khóc dở cười này, cô bạn sẽ đầu tư chút thời gian để học nấu những món đơn giản, tránh rơi vào hoàn cảnh bối rối và thụ động trước những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Vào bếp để giết thời gian, nâng cao tay nghề 

Trong thời gian này, các kênh hướng dẫn nấu ăn bỗng dưng có lượt theo dõi tăng vọt. Các hội nhóm về nấu nướng trên mạng xã hội cũng rần rần những bài đăng của các chị em để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những bà mẹ bình thường phải tốn hơi, tốn sức gọi cả nhà tập trung đông đủ để ăn cơm thì nay được trân trọng như "bảo vật".

Khác với những chị em "khóc thét" vì phải ở nhà nấu ăn vài tuần liền thì rất nhiều cô nàng hào hứng vì có thời gian rảnh tập tành những món ăn, món bánh mới. 

Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-3Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-4Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-5

Lần đầu với bánh bột lọc, tuy không được "chuẩn" như ở ngoài hàng nhưng cũng rút được một lần kinh nghiệm. (Nguồn ảnh: Trần Linh)

Cô nàng Trần Linh cho biết: "Lúc trước tôi ít khi nấu vì tôi đi làm có suất ăn của công ty rồi. Giờ ở nhà nghỉ dịch cũng khá buồn chán, tôi lên mạng tìm hiểu mấy món ăn đơn giản dễ làm để thay đổi thực đơn và giết thời gian. Có khi thêm kinh nghiệm nấu ăn mới".

Thời gian rảnh rỗi, Trần Linh đã thử làm một vài món bánh mới nhưng hiện tại tình hình giãn cách nghiêm ngặt, việc đi mua nguyên liệu gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, không chịu thua hoàn cảnh, Linh vẫn tận dụng những gì có sẵn để nấu nướng. Do hạn chế nguyên liệu nên sản phẩm của cô nàng chưa được hoàn thiện nhưng cũng giúp cô nàng có thêm kinh nghiệm cho lần tiếp theo.

Chuyện những gia đình không biết nấu ăn mùa dịch - vào bếp như một trận chiến, dù thắng hay bại thì đau nhất vẫn là lúc tự ăn thứ mình tạo ra-6

Bánh mì được nhắc tên khá nhiều trên mạng xã hội mấy ngày qua. (Nguồn ảnh: Trần Thu Hoài)

Mọi người đang thi nhau kêu tên những món ăn mà nhiều tuần qua phải "xa cách" vì không có hàng quán nào mở cửa. Cô nàng Trần Thu Hoài quyết định tìm hiểu công thức để làm món bánh mì "gây thương nhớ" cho nhiều người. Tuy kết quả không được như mong muốn nhưng cô nàng lại có được một kỉ niệm vui: "Khi mình chia sẻ hình ảnh bánh mì mình làm vào nhóm, cộng đồng mạng liền đặt cho nó cái tên mới rất dí dỏm là "bánh mì ném chó thì chó cũng chết". 

Thu Hoài cho biết cô vẫn thường xuyên nấu ăn nên những ngày chống dịch phải ở nhà thì chuyện bếp núc không có gì làm khó được cô ấy. Trong thời gian rảnh rỗi này, cô nàng tìm mua nguyên liệu để thử làm nhiều món mới. Dù kết quả là thành công hay thất bại thì cô nàng vẫn rất vô tư trải nghiệm "Thỉnh thoảng thì cũng có vài món bị thất bại. Nhưng không sao, sai thì mình làm lại lần khác".

>> Mời bạn xem thêm danh sách món ngon mỗi ngày để có những bữa ăn ngon miệng, dễ làm, đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.

Theo Trí thức trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/chuyen-nhung-gia-dinh-khong-biet-nau-an-mua-dich-vao-bep-nhu-mot-tran-chien-du-thang-hay-bai-thi-dau-nhat-van-la-luc-tu-an-thu-minh-tao-ra-222021267191859386.htm

nấu ăn


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.