Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn

Người bận rộn có thể mải làm việc mà quên ngày tháng. Nhưng khi phố xá xuất hiện những dấu hiệu này thì lơ đãng đến mấy cũng biết Tết đã gần kề lắm rồi!

Người bận rộn có thể mải làm việc mà quên ngày tháng. Nhưng khi phố xá xuất hiện những dấu hiệu này thì lơ đãng đến mấy cũng biết Tết đã gần kề lắm rồi!

Bữa hôm mẹ tôi đi chợ về, dạo đó còn chưa vào tháng chạp, vậy mà mẹ bỏ đồ xuống nói rì rầm "Lẹ ghê sắp Tết rồi, mấy sạp đồ khô bắt đầu hỏi có đặt mứt không".

- Mua đồ Tết chưa?

- Năm nay nhà ăn giò/mứt không chị, đặt em làm nha!

Tết ở Sài Gòn nhiều khi bắt đầu chỉ bằng mấy lời mời gọi như vậy thôi.

1. Củ kiệu

Có thể bạn không biết, nhưng Tết có mùi, có vị là thật. Mùi vị Tết mỗi nơi mỗi khác, mỗi người mỗi khác. Với cá nhân tôi, mùi Tết của Sài Gòn, không phải mùi mứt hay mùi kẹo, mà là mùi... củ kiệu.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 1.

Những người trẻ như tôi, cuối năm cũng là thời điểm tối mắt tối mũi với deadline, Tết nhất luôn là khái niệm mơ hồ. Nhưng một sáng đi chợ thấy lác đác những mẹt bán củ kiệu, ấy là biết tháng chạp qua cũng vài ngày. Và đến khi những chiếc mẹt tre, hay tấm nilon bạt được trải ngay dưới đất phủ đầy những kiệu là kiệu, tôi ngầm hiểu, vậy là mùng 9, mùng 10 rồi đấy.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 2.

Củ kiệu tươi trông xấu xí lắm, còn nguyên rễ, nguyên đất, mùi thì hăng... một nhúm xù xì loằng ngoằng dễ khiến người chưa quen nội trợ phải ái ngại. Nhưng cỗ Tết mà không có củ kiệu thì sao ra Tết?

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 3.

Củ kiệu phải mua cách Tết chừng 3 tuần mới kịp rửa, bóc, phơi, ngâm... để kịp Tết có hũ củ kiệu chua giòn ăn với lát bánh tét dày cui dẻo quánh nếp mỡ. Bữa cơm Tết, mâm cao cỗ đầy đến đến đâu không biết, nhưng nhất định phải có đĩa củ kiểu tôm khô mới đủ. Tôm đỏ, củ kiểu trắng xếp cạnh nhau mới đẹp, mới tình làm sao.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 4.

Mùi củ kiệu mới thơm nhẹ, chua chua tuy dân dã thôi nhưng với nhiều người, hoặc ít nhất với tôi, đó là một mùi vị vô cùng đặc trưng cho Tết Sài Gòn.

2. Đường Hải Thượng Lãn Ông

Đường Hải Thượng Lãn Ông quận 5 nổi tiếng từ nhiều chục năm là khu bán đồ trang trí Tết sỉ cho nhiều cửa hàng nhỏ trong Sài Gòn. Là trục đường chính của khu người Hoa, Hải Thượng Lãn Ông vào mùa cận Tết phủ ngập sắc đỏ của đèn lồng, câu đối, những thỏi vàng giả lấp lánh treo đầy khắp các tiệm bán đồ trang trí.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 5.
Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 6.

Vậy nên cứ đến tầm dịp giáp Tết, cả khu hàng Tết – Hải Thượng Lãn Ông trở nên vô cùng nhộn nhịp và đông đúc, bởi rất nhiều người mua đồ về trang trí cho nhà, cửa hàng của mình đón xuân. Dù vô tâm đến đâu, thì cứ đi qua đường Hải Thượng Lãn Ông thấy phố xá rực rỡ là biết ngay là Tết về rồi.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 7.

3. "Chợ" lá dong Ông Tạ họp

Không chính thức là chợ nhưng cứ khoảng mươi ngày trước Tết đến là khu vực ngã ba Ông Tạ, trên đường Cách Mạng Tháng Tám (quận Tân Bình, TP HCM) bắt đầu nhộn nhịp với cảnh mua bán lá dong, lá chuối để phục vụ người Sài Gòn gói bánh chưng, bánh tét.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 8.
Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 9.

"Khu chợ" chỉ kéo dài hơn 500m nhưng vô cùng rộn rã, đâu đâu cũng là lá dong xanh, dây lạt trắng và khuôn gói bánh. Từ sau ngày 23, khu chợ trở nên rất nhộn nhịp. Vào cữ sáng, chiều, người mua đông đến khi ùn cả lối đi, người bán thậm chí tràn xuống cả lòng đường để gói lá cho khách. Cứ nhìn cảnh lá dong, lá chuối ở chợ ông Tạ, tự khắc ai cũng ngửi thấy mùi Tết, thấy rõ rằng cơ quan sắp nghỉ Tết, lương thưởng sắp về.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 10.

4. Hoa mai

Dù cho hiện đại đến đâu, tinh gọn Tết cổ truyền thế nào, người Sài Gòn vẫn mong có cành mai thật chưng Tết. Dẫu rằng hiện tại nhịp sống đô thị khiến... hoa mai thật ít hơn xưa nhiều, nhưng không vì thế hoa mai thôi là biểu trưng của Tết Sài Gòn. Ở các tuyến phố trung tâm, mai vàng vẫn hiện hữu ở mọi nơi, là những dãy đèn trên phố, là những cành hoa vải giả, hoa xốp trang trí ở các cửa tiệm.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 11.

Còn đi qua chợ hoa 23/9, hoặc dọc đường Trần Xuân Soạn quận 4, ven Kênh Tẻ, càng sát Tết, mai càng nhiều. Đường xá nhưng nơi này cũng tấp nập người để để chọn những chậu bông ưng ý về bày Tết.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 12.
Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 13.

Những ngày đi làm, bước đến cổng cơ quan hay ngừng lại ở ngã tư nơi có những toà nhà lớn, thấp thoáng thấy có "chút vàng ươm" của mai, của đồng tiền vàng.... thì rõ Tết sắp đến thật rồi.

5. Phố ông đồ

Dọc đường Phạm Ngọc Thạch khu Nhà văn hoá Thanh Niên, dọc đường Nguyễn Thị Minh Khai – khu Cung văn hoá Lao Động, hằng năm cứ khoảng giữa tháng chạp sẽ bắt đầu bày biện cành mai, cành đào, câu đối... trở thành “phố ông đồ” chính hiệu giữa trung tâm Sài thành náo nhiệt hiện đại.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 14.

Chạy xe qua Phạm Ngọc Thạch mấy ngày này, có muốn quên đi chuyện Tết cũng khó lắm. Mai vàng rực một góc đường dẫu là mai giả, nhạc xuân rổn rảng rồi dập dịu các bạn trẻ mặc áo dài tổ chức chụp ảnh đủ kiểu, bất kể sáng trưa chiều tối.

Cứ thấy những thứ này là cảm nhận ngay được vị Tết Sài Gòn - Ảnh 15.

Sài Gòn vẫn vốn được xem là đô thị lớn của đất nước, nhịp sống hối hả tất bật bon chen. Có khi đến cả bữa cơm tối với gia đình nhiều người cũng không ăn được mấy lần trong năm. Thế nên Tết đến, người ta hay than bận, than mệt.

Nhưng thật ra chỉ là một lời than thở trên môi vậy thôi, chứ ai lại chẳng nao lòng khi thấy đường Lê Duẩn giăng đèn rực rỡ khi một tối tan sở về muộn? Ai không lẩm nhẩm đếm ngày, bao tử thòm thèm, khi chạy ngang Phạm Ngọc Thạch thấy mai vàng, bánh chưng bánh tét, thấy chợ bày mứt, bày kiệu ngâm.

Bởi như thế nghĩa là vị Tết đã rất gần và rất rõ rồi! Và đó là lúc về nhà để đoàn tụ với gia đình rồi!

Theo Trí thức trẻ


Sài Gòn

Tết

Tết cổ truyền


Đưa hôn nhân qua mùa... thất vọng
Thất vọng là một "liều thuốc độc" của hôn nhân. Nó không gây ra cái chết ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cuộc hôn nhân và đến một ngày, nếu không phát hiện ra mà "chữa" kịp thời, hôn nhân sẽ tử vong…

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.