Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa

Cách làm lẩu gà thập cẩm dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn không thể chần chừ và bắt tay ngay vào chế biến cho mình và gia đình một bữa ăn ngon hết sảy.

Lẩu gà thập cẩm là món lẩu ngon, bổ dưỡng thường được nhiều gia đình lựa chọn để thưởng thức trong những ngày cả nhà quây quần bên nhau. Chị em tham khảo cách làm cũng như mẹo nhỏ dưới đây để có nồi lẩu gà thơm ngon khó cưỡng.

1. Lẩu gà thập cẩm gồm những gì 

- Gà: 1 con khoảng 2 kg

- Thịt bò, các loại thịt khác hoặc hải sản…

- Khoai tây: 400 g

- Ớt, 6 tép tỏi

- Dừa nạo: 1/2 kg

- Nấm rơm: 100 g

- Cà rốt: 300 g

- Bột cà ri khô: 4 thìa súp

- Bột cà ri nước: 2 thìa súp

- Gia vị gồm: Tiêu, muối, bột ngọt, đường, dầu ăn, sa tế

- Các loại rau ăn kèm lẩu: tùy sở thích mỗi người

- Mì, bún, miến

Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-1Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-2

Lẩu gà nên chọn mua gà ta da vàng nhạt, mỏng, mịn, khả năng đàn hồi cao và ở ức, cánh, lưng thì vàng đậm. Gà ta làm sẵn thường nhỏ gọn, ức hẹp. Gà ngon thì thịt nhìn sẽ tươi, không có mùi hôi hay vết bầm tím. 

Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-3Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-4Lẩu gà ăn cùng với các loại nấm cũng rất ngon.

2. Cách nấu lẩu gà thập cẩm ngon nhất

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

- Thịt gà: sơ chế thịt gà bằng cách đem làm sạch, sát muối khắp con gà rồi chặt gà thành các miếng vừa ăn.

- Ướp gà theo công thức: tiêu, đường, bột ngọt, tỏi băm, 1/2 bột cà ri khô, 1/2 bột cà ri nước, sả thái nhỏ, thêm màu hột điều đỏ.

- Thịt bò và các loại thịt khác: các loại thịt rửa sạch với nước, sau khi để ráo nước thì rửa sạch và thái mỏng ngang thớ. Xếp các miếng thịt vừa thái ra đĩa để khi ăn nhúng vào nước lẩu. Nếu thích bạn có thể ướp thịt với gia vị để đậm đà hơn.

- Hải sản: rửa thật sạch và bày ra đĩa để nhúng nước lẩu ăn kèm.

- Khoai, cà rốt: gọt sạch vỏ rồi đem rửa sạch, sau đó cắt miếng vừa ăn. Tiến hành luộc sơ rồi xào qua với gia vị.

- Dừa: vắt một chén nước cốt dừa và 3 tô nước gião nhé

- Sả: rửa sạch sả, sau đó bào hoặc băm nhuyễn.

- Sả cây: rửa với nước cho sạch rồi cắt khúc và đập dập.

- Nấm: dùng dao cắt bỏ chân nấm, ngâm với nước lạnh có pha chút bột năng trong khoảng thời gian là 10 phút. Xả sạch lại với nước rồi xào sơ.

- Các loại rau ăn kèm: bỏ lá già úa, cắt bỏ rễ. Rửa sạch rồi ngâm với muối, vớt ra để ráo nước.

Bước 2: Nấu lẩu gà thập cẩm

- Bắc nồi lên bếp, đun nóng rồi thêm 4 muỗng dầu ăn, phi thơm tỏi băm với bột cà ri khô, bột cà ri nước, màu hạt điều và thịt gà, sả cắt khúc, nước dừa xiêm và nước dừa gião. Xào đều các nguyên liệu và gia vị.

- Hầm gà cho thật mềm rồi cho thêm nấm, khoai, cà rốt vào nồi và tiếp tục đun tới khi tất cả các nguyên liệu chín mềm. Bạn nêm nếm gia vị, thêm nước dừa vào chung và tiếp tục ninh thêm vài phút nữa.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức lẩu gà thập cẩm

- Nước lẩu nấu xong, chiết 2/3  nước lẩu sang nồi bếp điện hoặc bếp ga để ăn lẩu. Phần nước còn lại để chế thêm khi nước lẩu cạn dần (Nên dùng bếp điện để dễ kiểm soát nhiệt độ sôi)

- Trút một phần thịt gà vào nồi, đun sôi sau đó nhúng rau cải cúc, ngải cứu, nấm vào để ăn lẩu. Không nên trút cả thịt gà vào nồi lẩu vì nếu ăn không kịp gà sẽ nhừ và bở mất đi độ dai, ngọt.

- Lẩu bạn có thể ăn kèm với bún, mì tôm hoặc mì gạo sẽ rất ngon.

- Ngoài các rau để nhúng lẩu ở trên thì bạn có thể bổ sung thêm rau cải thảo, rau muống tùy theo sở thích.

Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-5Cuối tuần cả nhà quây quần, mẹ làm nồi lẩu gà thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng ai cũng xuýt xoa-6

Sau khi hoàn thành, đặt bếp và nồi ăn lẩu ra bàn. Xếp các nguyên liệu ăn kèm nước lẩu ra xung quanh như bún, mì, thịt, các loại hải sản và rau nhúng lẩu.

3. Bí quyết làm nước lẩu gà đơn giản, ngon như ngoài hàng

- Nguyên liệu nấu nước lẩu cần phải tươi sống. Đặc biệt chú ý, khi mua làm nước lẩu không nên cho xương đầu vào vì mùi khá tanh, nồng. Bạn nên dùng xương sườn hoặc xương ống là tốt nhất.

– Với lẩu gà, nước lẩu phải làm nguyên chất bằng xương lợn và xương gà, không cho thêm các vị chua ngọt khác vì làm mất đi vị ngọt tự nhiên và khi nhúng ngải cứu sẽ không ngon. Nước lẩu gà cần có thêm các nguyên liệu khác để dậy mùi thơm ngon bao gồm gừng, hành tím nướng đập dập, sả, cà chua, dứa.

- Ngoài ra sau khi nấu xong, bạn nên thêm vào nước dùng một gói thuốc bắc, nấm hương, sa tế để vị đậm đà hơn, khi ăn kèm rau ngải cứu, rau muống, cải thảo sẽ vô cùng khẩu vị.

- Nước lẩu ngon ngọt hay không là tùy thuộc và nước hầm xương, vì vậy bạn cần kiên trì hầm xương với thời gian vừa đủ, giúp cho nồi nước thực sự ngọt và chất lượng. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà thời gian hầm xương cũng khác nhau. Với xương gà và heo thời gian hầm từ 3-5 giờ

- Món lẩu gà chua cay ngon hơn khi bạn cho thêm nước cốt chanh và một chút sa tế vào cho đậm vị, màu sắc hấp dẫn.

Lẩu gà thập cẩm là món lẩu ngon với rất nhiều cách chế biến và nguyên liệu khác nhau. Tùy vào sở thích của từng gia đình mà bạn có thể gia giảm các nguyên liệu, gia vị như ý. Tuy nhiên chỉ cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản như trên bạn sẽ thực hiện thành công món lẩu gà thơm ngon trọn vị.

>>> Mời bạn xem thêm danh sách món ngon mỗi ngày để có những bữa ăn ngon miệng, dễ làm, đủ chất dinh dưỡng cho gia đình.

Theo Tâm An - Vietnamnet


món lẩu

Món Ngon Mỗi Ngày


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.