- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 sai lầm khi nấu ăn gây ung thư, hại sức khỏe nhiều bà nội trợ dễ mắc phải
8 thói quen dưới đây ngay cả những bà nội trợ đảm đang nhất cũng dễ mắc phải.
8 thói quen dưới đây ngay cả những bà nội trợ đảm đang nhất cũng dễ mắc phải. Chỉ cần lưu ý thêm một chút sẽ khiến món ăn thơm ngon và tốt cho sức khỏe hơn.
1. Đun nóng dầu quá lâu
Việc làm nóng nồi, chảo hoặc lò nướng trước khi nấu, nhất là trong lúc đang đói thường thách thức sự kiên nhẫn của bạn. Nhưng việc làm này lại rất cần thiết. Sử dụng lò nướng khi chưa được làm nóng đúng cách sẽ làm mất thời gian nấu hoặc có thể khiến thức ăn bị chín không đều hoặc bị cháy.
Tuy nhiên, làm nóng chảo dầu vượt quá ngưỡng quy định (dấu hiệu nhận biết đơn giản là dầu bị bốc khói) sẽ khiến dầu ăn bắt đầu bị phân hủy, phá hủy các chất chống oxy hóa có lợi của dầu và tạo thành các hợp chất có hại.
2. Đong bột sai cách
Khi đong bột, nhiều người có thói quen múc đầy 1 bát sau khi lấy lượng mình cần lại gạt phần còn lại vào trong túi. Đây là một sai lầm khá phổ biến. Đây là lý do tại sao các món ăn dễ bị thừa bột, bở hoặc thậm chí là nhanh ngán.
Cách đo bột chính xác là múc nhẹ vào cốc đo bằng thìa và cân lại nếu cần thiết.
3. Đổ đầy nguyên liệu vào chảo và khuấy thức ăn quá nhiều
Đôi khi nấu ăn đòi hỏi một chút kiên nhẫn. Đổ đầy các nguyên liệu vào chảo có vẻ giúp bạn nấu nhanh hơn nhưng thực tế việc làm này không chỉ mất thời gian mà còn khiến thức ăn chín không đều, phần trên miệng chảo chưa chín còn đáy chảo bị cháy.
Một thói quen xấu khác là bạn thường khuấy thức ăn liên tục để tránh bị cháy, nhưng nó thực sự lại khiến món ăn thêm tệ. Khuấy thức ăn quá nhiều không chỉ nát thực phẩm mà còn giảm đáng kể hương vị món ăn. Các bà nội trợ đảm đang nên bỏ thói quen này trừ khi công thức đặc biệt bảo bạn làm như vậy.
4. Thưởng thức thịt ngay sau khi nấu chín
Các chuyên gia ẩm thực khuyên bạn nên để thịt “nghỉ” 1 chút thay vì ăn ngay sau khi được nấu chín. Lý do là các món nướng nguyên khối như bít tết sau khi nấu chín sẽ ngấm phần nước ngọt vào từng thớ thịt. Nếu cắt miếng quá sớm, phần nước ngọt sẽ bị chảy ra ngoài thớt hoặc đĩa.
5. Rửa sạch thịt trước khi nấu
Rửa sạch thịt trong bồn rửa bát có thể loại bỏ chất nhớt dính nhưng nó làm ô nhiễm bồn rửa và tăng nguy cơ gây bệnh từ thực phẩm. Thay vào đó hãy dùng giấy thấm vỗ nhẹ lên miếng thịt để loại bỏ bất kỳ dư lượng không mong muốn nào.
6. Sử dụng chảo không dính ở nhiệt độ cao với dụng cụ kim loại
Nhiệt độ cao có thể làm cho lớp lót không dính ở chảo giải phóng chất PFC (perfluorocarbons) dưới dạng khói. PFC là chất có liên quan đến tổn thương gan và các vấn đề sức khỏe khác. Bí quyết ở đây là nên kiểm tra mức nhiệt độ được nhà sản xuất khuyến cáo ghi ở dưới đáy chảo.
Một lưu ý khác khi sử dụng chảo là tránh xa các dụng cụ kim loại. Bạn có thể vô tình làm trầy xước bề mặt chảo, điều này khiến bạn ăn phải chất PFC trong lớp lót không dính. Nên sử dụng dụng cụ cao su bằng gỗ hoặc an toàn nhiệt khi sử dụng chảo không dính.
7. Nấu hoặc bảo quản thực phẩm có tính axit trong chảo nhôm/ gang
Nhôm thường được sử dụng trong các dụng cụ nấu ăn vì nó là một chất dẫn nhiệt tuyệt vời, nhưng nó không tốt cho sức khỏe của bạn. Nấu hoặc bảo quản một thứ gì đó có tính axit trong chảo nhôm/ gang có thể ăn mòn kim loại và làm mất hương vị trong thực phẩm. Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng chảo làm bằng chất liệu thép không gỉ, tráng men hoặc thủy tinh để nấu ăn các thực phẩm có tính axit như nước chanh, dưa muối hoặc cà chua để ngăn thực phẩm phản ứng với chảo.
8. Trộn bột quá kỹ
Nhiều người thường nghĩ rằng trộn bột càng nhiều, càng kỹ thì bánh có độ nở càng tơi xốp. Nhưng thực tế chứng minh điều này hoàn toàn sai lầm. Trộn bột quá nhiều khiến cho gluten hình thành trong bột, làm cho chúng trở nên dai và ít bông xốp hơn. Vì vậy, nhẹ nhàng trộn cho đến khi bột được đồng đều và thực hiện đúng như hướng dẫn trong công thức bạn tham khảo.
Theo Khám Phá
- Vào bếp3 giờ trướcAi mà không thích ăn thịt xiên nướng cơ chứ!
- Vào bếp1 ngày trướcCách nấu loại lẩu này rất dễ, các nguyên liệu dễ kiếm, rất thích hợp cho các gia đình có trẻ nhỏ.
- Mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/33 món ăn ngon không lo tăng cân, chị em yêu thích lại cực dễ làm để quý ông trổ tài tặng vợ ngày 8/3Vào bếp1 ngày trướcNgày 8/3 này anh em hãy vào bếp trổ tài nấu nướng chiêu đãi nhiều món ăn ngon, dễ làm cho bà xã và gia đình.
- Vào bếp1 ngày trướcThay vì làm món cơm rang quen thuộc bạn hãy thử làm theo cách này nhé, ngon hết sảy luôn!
- Vào bếp1 ngày trướcBữa cơm tối ngon miệng lại thanh đạm với 2 món ăn không dầu mỡ này.
- Vào bếp2 ngày trướcVới công thức đơn giản và nhanh chóng chỉ trong ít phút, bạn có thể làm món ăn chay lành mạnh cơm cơm cà ri đậu phụ.
- Vào bếp2 ngày trướcBổ sung bơ dừa trong thực đơn ăn hàng ngày còn giúp chị em tăng cường sức khỏe hiệu quả.
- Vào bếp2 ngày trướcThời gian gần đây, nồi chiên không dầu trở thành trợ thủ đắc lực cho các bà nội trợ. Vậy nhưng các bạn đã biết đến những công thức chế biến các loại rau củ vừa tươi ngon, vừa nhanh chóng bằng nồi chiên không dầu chưa?
- Vào bếp2 ngày trướcKhông phải những miếng sườn được chiên giòn, thấm đậm gia vị quen thuộc, sườn đem hấp với bí đỏ rất ngon và lạ miệng.
- Vào bếp2 ngày trướcBắt đầu ngày mới với ly nước này cho tinh thần thêm phần hứng khởi!
- Vào bếp3 ngày trướcBạn không cần phải tốn nhiều thời gian để có món thịt kho theo kiểu truyền thống, những gì cần là chuẩn bị nguyên liệu, tẩm ướp và nhấn nút nồi cơm điện.
- Vào bếp3 ngày trướcMón canh nấm tuyết này rất bổ dưỡng, giúp giảm da khô, bổ phổi và giảm đờm.
- Vào bếp3 ngày trướcNạc vai heo ướp đậm vị sau đó được xử lý qua nồi chiên không dầu mang lại cho người nội trợ miếng thịt giòn rụm, hấp dẫn.