- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Hầm xương cho thêm thứ này: Nước dùng trong vắt mà ngọt lịm, thơm ngon bất ngờ
Hầm xương để lấy nước dùng, nấu canh, làm lẩu, hay nấu cháo là cách chế biến quen thuộc của nhiều chị em.
Hầm xương để lấy nước dùng, nấu canh, làm lẩu, hay nấu cháo là cách chế biến quen thuộc của nhiều chị em. Hãy bỏ túi mẹo hay này để có nồi nước dùng thơm ngon:
Làm sạch xương trước khi ninh xương rất quan trọng. Bước này sẽ giúp nước xương trong hơn, ít bọt và thơm ngon hơn. Bạn nên chọn xương tươi và ngon, rửa sạch bằng muối loãng rồi trần xương qua nước sôi để khử mùi và chất bẩn để nồi nước dùng ngon và trong hơn. Bạn nên luộc sơ xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu đi vì nước này bị nhiễm mùi hôi của xương sẽ khiến cho nước dùng không được thơm ngon.
Gừng rửa sạch, thái lát. Cho nước vào nồi, thêm 2 lát gừng, một chút rượu nấu ăn rồi đun sôi. Sau đó cho xương vào luộc 5 phút để xương ra bọt và hết các vết máu dư thừa. Với cách này, sẽ giúp xương sạch, hết mùi hôi.
Cho xương ra, rửa lại thật sạch với nước nóng, (không nên rửa bằng nước lạnh khiến thịt ở xương bị "sốc nhiệt", co lại, các chất bẩn bị giữ lại, không sạch hoàn toàn).
Trong một chảo, phết một xíu dầu ăn lên, sau đó cho xương vào đảo sơ cho thơm rồi tắt bếp. Đun sôi một nồi nước, cho xương vào, thêm vài lát gừng, đậy vung lại, đun cho đến khi xương nhừ.
Lưu ý, không cho muối sớm vào nước hầm xương mà chỉ nên cho khi xương hầm gần được, cho muối sớm cũng khiến nước xương không trong.
Chú ý không ninh xương quá thời gian cho phép sẽ khiến nước dùng bị đục và có độ chua. Ví dụ: khi ninh xương gà hay lợn thì không nên ninh quá 6 giờ (vì trước chủ yếu là chăn thả tự nhiên, thịt chắc, vị ngọt, thành phần dinh dưỡng bền vững), nay thời gian đun ít hơn. Riêng nước dùng bò thì ninh lâu hơn, từ 8 đến 10 giờ. Nước dùng thủy sản không nên đun quá 45 phút, nếu không sẽ đục và chua.
Xử lý nồi nước dùng không may bị đục
- Lấy 1 lòng trắng trứng, đánh tan, cho vào nồi nước dùng, khuấy đều lên cho bọt cuốn vào đó rồi hớt ra, nước dùng sẽ trong trở lại.
- Băm thịt (nước dùng gì thì băm thịt ấy), trộn lòng trắng trứng, nấm hương cho vào nước dùng nguội sẽ làm nước dùng vừa trong vừa ngon hơn.
- Dùng vải hoặc rây mắt nhỏ để lược nước dùng, loại bỏ cặn bã có trong nước, sau đó đun sôi trở lại.
- Khi nấu nước dùng bò, cho vào nồi một ít củ hành tím đã nướng chín (không để cháy) vào nồi. Lớp vỏ đỏ của hành có tác dụng làm cho nước trong và có màu đẹp.
- Nếu ninh xương gà mà bị đục thì có thể cho tiếp xương gà vào đun cũng làm cho nước trong hơn.
- Cho vào nồi nước dùng vài tai nấm đông cô hoặc vài lát khoai tây sống cũng là cách làm cho nồi nước dùng trong trở lại.
Nước dùng bò không thể thiếu quế chi, thảo quả, hoa hồi, gừng, hành khô. Hành và gừng cho xuống gầm lò nướng cho chín nhưng không cháy vỏ (chính lớp vỏ đỏ của hành khô có tác dụng làm nước trong, màu đẹp), hoa hồi bẻ từng cánh, quế bẻ nhỏ, quả thảo lấy hạt vàng khô thơm dùng khăn chà xát cho sạch, giã, rồi gói bằng vải sạch, cho vào nồi nước dùng. Trên nồi nước dùng bò thường có lớp mỡ để giữ nhiệt, giữ được các tinh dầu thơm.
Theo Khoevadep
-
Vào bếp7 giờ trướcCó vẻ như đây là món tủ mà ông xã Huy Trần luôn dành riêng cho Ngô Thanh Vân.
-
Vào bếp1 ngày trướcKhi đứng trước quầy thịt với đa dạng các loại sườn, nhiều người tiêu dùng thường băn khoăn không biết nên chọn loại nhiều thịt hay ít thịt.
-
Vào bếp1 ngày trướcChuẩn bị chu đáo cho nghi lễ cúng rằm tháng Chạp là truyền thống của người Việt trong mùa lễ cuối năm; vậy mâm cỗ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ gồm những gì?
-
Vào bếp2 ngày trướcNgày Tết, bạn có thể tự tay làm món mứt dừa non ngũ sắc từ các nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản. Mứt Tết ngũ sắc này vừa bắt mắt, vừa thơm ngon để đãi khách ngày Tết.
-
Vào bếp2 ngày trướcChắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hoa sen nhưng có thể nhiều người chưa biết củ sen đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
Vào bếp3 ngày trướcChả rươi là một món ăn đặc sản của miền Bắc, món ăn này rất phổ biến trong khoảng thời gian từ tháng 9-11 Âm lịch (mùa rươi).
-
Vào bếp3 ngày trướcVài lát chanh thêm vào nồi trứng luộc sẽ giúp bóc vỏ dễ hơn, tăng hương vị món ăn cũng như ngăn ngừa trứng nứt vỏ khi luộc.
-
Vào bếp3 ngày trướcSườn bò nướng mật ong là món ăn ngon, bổ dưỡng mà nhiều gia đình thường lựa chọn để tiếp đãi bạn bè, người thân trong những buổi tiệc ấm cúng.
-
Vào bếp4 ngày trướcCâu hỏi bắp cải hình bầu dục hay hình tròn ngon hơn được nhiều người đặt ra trước sự đa dạng của các giống bắp cải trên thị trường hiện nay.
-
Vào bếp5 ngày trướcNgoài thời gian làm việc, chị Hòa tranh thủ nấu những mâm cơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng cho cả nhà 4 người. Chị coi việc bếp núc là phút giây thư giãn của mình.
-
Vào bếp6 ngày trướcLẩu đuôi bò là một món ăn ngon, bổ dưỡng và rất thích hợp để thưởng thức cùng gia đình, bạn bè mỗi dịp sum vầy tiệc tùng.
-
Vào bếp07/01/2025Món cá kho thịt ba chỉ yêu thích của cầu thủ Nguyễn Xuân Son được tẩm ướp với một số nguyên liệu quen thuộc như riềng, hành khô, hạt tiêu… sau đó đem kho 2 lửa trong ít nhất 6 tiếng.
-
Vào bếp07/01/2025Không cần phải đến các nhà hàng, bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món lẩu Thái thơm ngon ngay tại nhà cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức.
-
Vào bếp06/01/2025Muốn luộc ngan ngon, mềm đòi hỏi bạn cần chút kỹ thuật và tinh tế để giữ được độ mềm, thơm, ngọt thịt.