- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Hoảng hồn" với những đặc sản sâu bọ sống bò nhung nhúc từ 3 miền
Có những đặc sản đặc trưng từ những loài sâu, bọ bò nhung nhúc của các địa phương mà chắc hẳn bạn sẽ phải "hoảng hồn" nhưng một khi đã thử thì phát ghiền.
Đuông dừa - đặc sản tột cùng "rùng rợn"
Có lẽ đứng đầu trong danh sách những đặc sản bò nhung nhúc phải kể đến đuông dừa - đặc sản của miền Nam.
Đuông dừa sống trong thân cây dừa nên rất sạch và có nhiều protein có lợi cho sức khỏe, tuy vậy với ngoại hình ứ sữa, mập tròn và mềm nhũn, bò lúc nhúc khiến nhiều người đều thấy có chút ghê sợ. Quả là món đặc sản “khó xơi”.
"Đuông" là ấu trùng dạng sâu của bọ kiến dương, có nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Loài côn trùng này rất thích ăn củ hủ dừa - một trong những món ăn quý của dân sành ẩm thực. Mỗi con đuông dừa to cỡ ngón tay cái, béo tròn.
Đuông dừa khoét lỗ chui vào ngọn dừa non ăn củ hủ và sinh sản. Đến lúc cây kiệt sức rồi uá tàn dần đến chết cũng là lúc đuông trong cây dừa rất nhiều, áp tai vào thân dừa sẽ nghe chúng rầm rì ở trong. Bổ thân dừa ra, mỗi con nằm một lỗ, một cây có khoảng vài trăm con.
Đuông dừa sống ngâm nước mắm, đuông dừa nấu cháo, đuông dừa nướng chấm mắm me, đuông dừa lăn bột chiên ăn kèm với rau sống là những món ngon phổ biến nhất. Đuông dừa có một vị ngọt béo rất riêng. Tuy là loài động vật gây hại, nhưng đuông dừa là món được đánh giá là loại đặc sản cực kỳ “hút khách” của vùng đất phương Nam.
Do ăn sống nên nhiều vị khách không đủ can đảm để thử, tuy nhiên món ăn lại mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, đuông còn được chế biến thành nhiều món đa dạng, dễ nuốt hơn như đuông nướng, đuông tẩm bột chiên, đuông hấp nước dừa, đuông nấu cháo...
Rươi - Đặc sản trông kinh dị nhưng nhiều người mê điếu đổ
Hàng năm, vào tháng 10 là mùa rươi bắt đầu ở miền Bắc, nhưng năm nay dường như rươi đổ về muộn hơn. Đầu tháng 12, rươi dù giá hơn 500.000 đồng/kg nhưng các bà nội trợ vẫn tấp nập mua.
Rươi là loài vật bé tí, bò lúc nhúc như con giun (nhưng ngắn hơn) - được nuôi chủ yếu ở Hải Dương, Hải Phòng. Nó còn có tên gọi mĩ miều khác là “rồng đất”, thân ngắn khoảng 4-5 cm, nhiều chân, da trơn, sống chủ yếu ở vùng nước lợ, nơi thủy triều thường xuyên lên xuống. Nhìn một rổ rươi nhiều người thấy ghê ghê, nhưng từ nhiều năm nay, đây là món ăn đặc sản của người miền Bắc bởi nó rất bổ dưỡng.
Con rươi được chế biến rất nhiều món ăn ngon, nhất là khi thời tiết trở lạnh, chất bùi bùi, thơm thơm của rươi rất hấp dẫn. Mà món ăn đặc trưng, dễ làm, chế biến nhanh nhất về rươi chính là chiên cùng trứng. Chỉ với 1-2 lạng rươi mua về rửa sạch, đánh tan cùng gia vị, trứng, hành, bắc lên chảo chiên trong khoảng 5-7 phút, cả gia đình đã có một món ăn ngon.
Tằm - đặc sản hút khách ở một làng nghề xứ Nghệ
Những nong tằm ở làng nghề Như Xuân (Lưu Sơn, Đô Lương, Nghệ An) không chỉ được sử dụng để ươm tơ dệt lụa mà còn là thực phẩm đắt khách bán ở chợ quê nơi đây.
Lâu nay, ngay tại chân cầu Đô Lương, đầu làng nghề dâu tằm tơ Như Xuân, xã Lưu Sơn hình thành điểm bán tằm khá sôi động. Người dân bày những còn tằm trên mẹt, nong, nia được đan bằng tre.
Thoạt nhìn thấy những con tằm trắng nõn bò lúc nhúc, không ít người đã cảm thấy nổi gai ốc.
Một khách qua đường ở xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn dừng lại để mua tằm chia sẻ: "Lúc còn sống, con tằm trông khá đáng sợ, nhưng sau khi được chế biến, món ăn này trở nên đặc biệt vô cùng bởi vị béo ngon khó mà cưỡng nổi. Ăn nhiều, bây giờ “nghiện” rồi, mỗi khi qua đây chúng tôi đều phải mua mấy kg để về thưởng thức".
Hiện nay làng nghề Xuân Như có khoảng trên 30 hộ dân vừa nuôi tằm để ươm tơ, vừa bán tằm để cải thiện thu nhập. Giá bán tằm khá cao, từ 65.000 - 70.000 đồng/kg tằm sống, mỗi ngày bán được từ 20 - 30 kg tằm.
Người Hà Nội khoái khẩu sâu tre nửa triệu/kg cung không đủ cầu
Những con sâu tre (sâu măng) được đem chiên giòn tan cùng lá chanh đang là món ăn khoái khẩu của người Hà Nội.
Sâu măng (sâu tre) là loại sâu sống trên cây măng và là đặc sản của người dân ở những vùng núi như Sơn La, Mường Lát (Thanh Hoá). Sâu măng to bằng đầu đũa, dài cỡ 2 đốt ngón tay.
Sâu măng gần giống với sâu chít, nhưng mọi người thường mua về chế biến chứ không ngâm rượu. Món ngon nhất, đơn giản và hấp dẫn là sâu măng xào lá chanh. Giá bán sâu măng ngay tại thị trấn Mường Lát có giá từ 150.000-200.000 đồng/kg. Về đến Hà Nội, giá sâu măng có thể lên tới nửa triệu/kg.
Trước đây, sâu măng được bà con mang về làm thức ăn cho gia đình. Nhưng giờ nhu cầu mua sâu măng của người dân thành thị tăng lên, sâu măng được bán cho các nhà hàng, quán ăn làm món đặc sản khá nhiều.
Sâu cát: Mì chính của nhà giàu
Gọi là sâu cát vì nó thường sống sâu trong cát và có hình dáng giống với loài giun. Nó còn có tên gọi là trùn biển, sá sùng. Sâu cát được tìm thấy nhiều ở vùng bờ biển Quảng Ninh, nhất là các xã Minh Châu, Quan Lạn.
Muốn bắt được sá sùng, ngư dân phải ra biển thật sớm, rồi lần theo hàng triệu vết bò ngoằn ngoèn đến hang và đào đào sâu từ 10-20 cm là có (gần trưa có lúc phải đào sâu tới 60-70 cm). Khi còn sống, trùn biển màu nâu đỏ có ánh bạc; con to dài khoảng 4 tấc, con nhỏ dài hơn 2 tấc; trên thân có nhiều bó cơ nên di chuyển linh hoạt.
Khi còn tươi, sá sùng giống con giun, có độ dài khoảng 5-10cm, cá biệt có con dài 15-40cm. 1kg sá sùng tươi có giá 200.000 đồng, loại khô lên tới 4 triệu đồng/kg. Sá sùng đắt đỏ bởi có hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể dùng để chữa nhiều bệnh, đặc biệt được quý ông sử dụng như thần dược tăng cường sinh lực.
Xưa kia, sá sùng là một trong những hải sản quý hiếm, thường được dùng làm cống vật cho vua, quan. Ngoài ra, chỉ những người giàu có mới có điều kiện sử dụng.
Trong chế biến món ăn, sá sùng được xem như loại mì chính đặc biệt. Nó có mặt trong nồi nước dùng của món phở truyền thống Hà Nội và Nam Định cho ra hương vị đặc biệt. Sá sùng tươi được dùng để nấu canh, xào với tỏi tươi hay rang chấm với tương ớt.
Sâu chít - “Đông trùng hạ thảo” Việt Nam
Được cho là “đông trùng hạ thảo (một loại dược liệu quý của Trung Quốc) của Việt Nam”, sâu chít càng trở thành tâm điểm chú ý khi có khảo cứu khoa học về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, tráng dương được công bố...
Đối với người dân Tây Bắc, sâu chít là niềm tự hào về sản vật đặc biệt của địa phương mình. Nhiều người dân nơi đây cho biết, sâu chít chính là một trong những đặc sản thiên nhiên “có một không hai” ở một số vùng núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Điện Biên, Sơn La.
Đây vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Để biết cây nào có sâu chít , người thu hái sẽ lựa chọn những cây có dấu hiệu bệnh, không thể ra hoa (đó chính là cây đã bị ấu trùng ký sinh). Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra. Những con sâu chít tươi rói có màu trắng sữa, căng mọng sau khi được lấy ra thường được thả trong chậu rượu nhạt. Thứ rượu ấy sẽ giữ cho sâu không bị biến chất.
Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo. Số liệu khảo cứu cho thấy loài “đông trùng hạ thảo” có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể.
Vì vậy, ở Điện Biện và các vùng Tây Bắc hiện nay rượu sâu chít và thịt sâu chít là những thứ được tiêu thụ mạnh cho khách miền xuôi.
Theo Dân Việt
-
Vào bếp9 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp15 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.