- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Mắm tôm: Thứ đồ chấm "người thì xua đuổi, kẻ lại thèm thuồng"
Mắm tôm: Thứ đồ chấm gây mâu thuẫn bậc nhất trong ẩm thực Việt Nam.
Mắm tôm: Thứ đồ chấm gây mâu thuẫn bậc nhất trong ẩm thực Việt Nam.
Người nghĩ đến nó với cái nhăn mũi khe khẽ vì cái mùi quá nồng. Người
nghĩ đến nó bằng một sự thèm thuồng, với cả một danh sách những món ăn
mà nếu thiếu đi mắm tôm, hương vị sẽ chẳng còn trọn vẹn.
Tôi
vẫn nhớ ánh mắt thảng thốt của mình khi thấy người bạn nước ngoài hồn
nhiên nhúng miếng lòng non vào bát mắm tôm được đánh kỹ, rồi bỏ tọt vào
miệng bằng một động tác dứt khoát và một gương mặt không thể thoả mãn
hơn. Tôi đã nghĩ rằng cậu ấy sẽ bỏ cuộc khi nhắc đến mắm tôm, vậy mà tôi
đã nhầm.
Mắm tôm - Thứ sền sệt nâu tím, với
mùi hương nồng đượm - mang một mối quan hệ phức tạp với hàng trăm triệu
khẩu vị người Việt lẫn người Tây. Mắm tôm đóng góp một chỗ đứng vững
chắc và to lớn trong nền ẩm thực Bắc Việt, đặc biệt là Hà Nội. Thậm chí,
mắm tôm trở thành thứ then chốt, hương vị không thể thiếu khi nhắc đến
một vài món ăn. Và chỉ cần bạn tưởng tượng ra cảnh sẽ không có mắm tôm
để ăn cùng những món đó, trái tim bạn sẽ tan nát và tất cả những thứ bù
đắp như một bát nước mắm hay gia vị chanh ớt, cũng chỉ là một màn lấp
chỗ trống vụng về, hà tiện.
Tôi
có một đứa bạn, nó không ăn được mắm tôm lẫn nước mắm. Vậy là mỗi lần
đi ăn bún đậu, bên cạnh những bát mắm tôm xinh xẻo màu tím, bạn tôi gọi
thêm một bát gia vị chanh ớt cho riêng mình. Tất nhiên, lần nào nó cũng
phải chịu những cái nhìn mai mỉa của chúng tôi lẫn người bán hàng, chỉ
vì ra hàng bún đậu và gọi gia vị để chấm.
Chẳng
có gì nghe êm tai và hài hoà hơn bún đậu mắm tôm, bạn thử thay mắm tôm
bằng một từ khác xem. Bún đậu nước mắm, bún đậu gia vị, bún đậu… magi?
Nghe có vô duyên, chói tai và khó chịu không cơ chứ? Thế mới nói, bún
đậu mắm tôm là cặp đôi khăng khít, là bằng trắc, vần điệu từ cái tên cho
đến hương vị khi đưa vào miệng.
Bún đậu mắm
tôm là món đơn giản, thế nào cũng được. Chỉ cần dăm lá bún trắng, đậu
rán già hay non tuỳ khẩu vị, một bát mắm tôm, dăm lát ớt và một miếng
quất, kèm theo nhúm rau tía tô, kinh giới… thế là đủ một bữa no mà thoả
cái mồm. Sau này người ta có thêm thịt chân giò luộc, từng lát thịt màu
sậm ăn dai mềm, sần sật cái bì. Hoặc chỗ nào "xôi thịt" hơn thì có cả
lưỡi luộc, rồi chả cốm rán giòn.
Mắm
tôm để ăn với bún đậu cần phải qua một chút pha chế. Hầu như lúc nào
cũng phải có quất để tạo độ chua, sau đó thì thêm ớt tươi - nên có - dù
ăn được cay hay không. Cuối cùng thì tuỳ miệng người ăn, ta cho thêm
chút ít đường để hãm cái vị gắt lại. Bát mắm tôm sau đó được đánh đều
bằng đũa, đến bao giờ sủi một lớp bọt màu trắng phớt tím là được. Mắm
tôm lúc này vị đã dịu, vừa thơm nồng mùi mắm, lại xen lẫn cái chua nhẹ
nhàng của quất tươi, và cay dăm dăm đặc trưng của miếng ớt chỉ thiên.
Rất
đơn giản thế thôi, nhưng linh hồn của món bún đậu chính là mắm tôm đấy.
Nhiều bạn bè ở xa, mỗi lần nhắc đến Hà Nội vẫn hay ngẩn ngơ nhớ món bún
đậu mắm tôm. Một món ăn có thứ nước chấm tưởng như rất nặng mùi, thế mà
lại hợp đến kỳ cục. Nhỡ may mà thấy mắm tôm nồng quá, ta lại nhón tay,
bứt một lá kinh giới nhâm nhi cho cái vị the the ấy át bớt đi mùi tanh
của mắm. Miếng đậu rán giòn béo ngậy, lá bún dẻo thơm mùi gạo mới, những
cái giản dị ấy chấm vào mắm tôm bỗng dưng trở thành một tổng hợp hương
vị phức tạp, nồng đượm, chỉ nhắc đến thôi cũng đủ tự khiến vị giác ứa
nước bọt ra rồi.
Với
ai yêu Hà Nội, rõ là phải yêu bún ốc. Chẳng có món bún nào dân dã,
thanh cao mà lại duyên dáng như bún ốc. Mà bún ốc đúng chuẩn gây thương
nhớ khi đi xa, là phải thứ bún ốc nước trong veo, thơm mùi dấm bỗng và
cà chua bổ cau, rồi nước chua dìu dịu, lẩn quẩn trong đó là mùi thơm
nồng, cái mặn ấm áp của mắm tôm, đan xen bổ trợ cho nhau một cách vừa
vặn. Mà cái gắt của mắm tôm lại chẳng làm bún ốc bị "lệch tông" đi chút
nào.
Ngược
lại, có một sự đồng điệu rất riêng giữa hai thứ dung dị này. Món bún ốc
của những con ngõ nhỏ, phố nhỏ lắt léo Hà Nội; mắm tôm của những cánh
đồng, của những miền quê Bắc Việt. Ăn một bát bún, có thể cảm nhận được
thần thái của cả một vùng đất, cả một nét văn hoá riêng cũng là vì như
vậy. Cứ nghĩ mà xem, trong cái rét ngọt đầu mùa, có gì thích hơn việc
phóng xe ra gánh bún ốc quen, gọi một bát nhỏ xinh, nước thì rõ cay lại
còn thơm đậm đà cái nét rất duyên của mắm tôm.
Ở
Hà Nội bây giờ ít nơi bán thứ bún ốc quê đúng kiểu Hà Nội ngày xưa.
Nhưng chịu khó tìm, hoặc dỏng tai nghe những lời truyền miệng, thế nào
bạn cũng có cho mình một danh sách những địa chỉ được đám sành ăn bỏ
công lùng sục. Bây giờ, nổi tiếng nhất chắc là bún ốc cô Huê - bắt đầu
được chú ý từ cách đây 2 năm, và đã chuyển từ Nhà Chung ra Đặng Dung
rồi. Người ta hay khen, bún ốc ở đây chuẩn vị bún ốc Hà Nội nhất. Nước
trong vắt, chua thanh thanh, con ốc béo giòn, sạch sẽ.
Một
địa chỉ nữa cũng hay được mọi người chia sẻ, và cũng mấy bận lên báo
Tây, ấy là bún ốc ở Lương Ngọc Quyến. Bát bún ở đây nước dùng béo hơn
một chút, nhưng ốc cũng ngon và béo chẳng kém. Hay lê la hơn thì kiểu gì
cũng biết đến bún ốc Nguyễn Siêu, rồi thì bún ốc ở chợ Lê Quý Đôn… toàn
những cái tên được "đúc kết" lại sau những cuộc càn quét bể dâu, để tìm
ra nơi nào mới có bún ốc đúng chuẩn Bắc ngay giữa thời đại bún ốc "xôi
thịt", phải ăn kèm với thịt bò, với giò tai.
Bún
riêu không phải là món riêng của người Bắc. Thậm chí, bún riêu kiểu Nam
Bộ lại có một đời sống văn hoá riêng chứ không bị đứng sau cái bóng của
bún riêu Hà Nội, bún riêu Bắc bộ. Nhưng nếu như bún riêu Nam Bộ có thêm
chả cua, rồi giò, rồi một miếng tiết- Thì bún riêu Hà Nội lại đơn giản
hơn, chỉ gồm nước nấu chua, ăn kèm gạch cua và thêm mấy mẩu đậu rán là
đủ. Bây giờ cầu kỳ hơn thì có chỗ nhất định phải đưa vào nào giò tai,
nào thịt bò lõi. Nhưng thật ra, một bát bún riêu tinh tế thì chỉ cần
chút gạch đỏ cam ở trên, ăn kèm ít rau sống, rau muống chẻ là đủ ngon
nức nở rồi.
Bún
riêu thì nhất định phải ăn cùng mắm tôm, thật đấy. Nó quan trọng chẳng
kém gì bún ốc với mắm tôm hay bún đậu với mắm tôm đâu. Vốn dĩ bát bún
riêu hương vị đã không có gì phức tạp, lại sẵn vị chua, vị béo của nước
dùng, của gạch cua - thế nên ăn kèm mắm tôm lại càng hợp.
Bát
bún trở thành một tổng hoà duyên dáng biết mấy của tất cả những cung
bậc hương vị, bỗng nhiên từ rất thanh cảnh, lại trở nên đậm đà, đặc
biệt. Chỉ việc ngửi cái mùi mắm tôm hoà vào với phần nước chua cay thôi,
là cũng đủ để trái tim đập thình thịch háo hức, còn bụng thì réo cồn
cào, cố kéo ta đến hàng bún đang toả ra cái thứ mùi thơm ma mị ấy.
Nhắc
đến ẩm thực Hà Nội mà ăn cùng mắm tôm, chắc chắn không được phép quên
chả cá Lã Vọng. Tất nhiên bây giờ ở Hà Nội thì nhiều hàng chả cá lắm
rồi, không phải cứ đến quán chả cá Lã Vọng thì mới được ăn. Thế nhưng,
tầm ảnh hưởng của cửa hàng đầu tiên bán chả cá ở Hà Nội này, đã góp công
cho việc đặt lại tên cho cả một món ăn.
Chả cá
ở đây thường là cá lăng. Cá được cắt ra từng miếng vuông, to và dày. Cá
này đem ướp với riềng mẻ, đôi ba thứ bí mật theo công thức riêng từng
nhà, sau đó dọn ra cùng một chảo mỡ, hành hoa cắt khúc, lạc, bún và một
bát mắm tôm. Ăn chả cá, người ta đổ hết cá vào chảo mỡ đang nóng liu
riu, rồi đảo nhanh với thì là, hành, ai thích ăn lòng cá thì gọi thêm
một bộ lòng vào đảo cùng nữa. Cá lúc này chín rồi, vàng đượm, thơm nức
mùi riềng mẻ và đến lúc này mới là lúc quan trọng nhất, khi bạn gắp
miếng cá ra khỏi chảo, rồi chấm nhẹ vào bát mắm tôm.
Cảm
giác cái mùi hăng ấm của riềng, của mẻ khi quyện với cái nồng nồng của
mắm tôm không hiểu sao thật sự khăng khít và… đúng đến lạ. Cùng miếng cá
đấy, chấm vào bát nước mắm là thành vô duyên ngay. Thế mà quyện với mắm
tôm sao mà hợp thế, sao mà ngon lành thế. Miếng cá giòn dai, vỏ ngoài
vàng đượm còn ở trong thịt trắng phau phau, ăn đậm vị từ lớp da được tẩm
ướp kỹ, ngấm vào thịt - cho đến vị mắm tôm quyện hoà, nâng đỡ nhau vô
cùng ăn ý.
Lúc này rồi, nhón tay bốc chút lạc,
gắp chút bún để ăn kèm, để thêm cái tinh tươm của bột gạo, thêm cái bùi
ngậy của lạc. Xong xuôi những "nghi thức" ấy, bạn sẽ hiểu ngay vì sao
đến bây giờ, người Hà Nội vẫn thích ăn chả cá, vẫn thích lai rai bên
chảo cá liu riu thơm phưng phức trong những tối ngày đông.
Một
trong những món bún nổi tiếng nhất của Hà Nội, và cũng lại là một trong
những loại bún… phải ăn kèm mắm tôm, ấy chính là bún thang.
Tại
sao một món bún tinh tế như thế và cầu kỳ đến vậy lại đi kèm một thứ
gia vị… nặng mùi như mắm tôm cơ chứ? Thật ra, nhiều người thích dùng
tinh dầu cà cuống để lấy mùi thơm hơi hăng hăng của nó. Nhưng bây giờ
chẳng nhiều nơi có cà cuống xịn nữa, thế nên gia giảm mắm tôm vào bát
bún vừa là một cách để bát bún dậy mùi đúng vị, vừa không mất công mua
cà cuống… đểu, hay mùi cà cuống nhân tạo.
Bún
thang vốn là đỉnh cao của ẩm thực Hà Nội. Nó là một sự phức tạp duyên
dáng, cần tỉ mẩn từ từng khâu. Nào là nước dùng phải trong veo, ninh từ
xương gà. Ở trên phải có đủ trứng gà rán mỏng, giò lụa thái sợi rải đều,
rồi thịt gà xé, nhất định phải có rau răm, mùi tàu. Ai kỹ tính thì đặt
thêm nửa quả trứng muối lên trên, thêm một chút củ cải ngâm ăn cho vui
miệng nữa. Nhưng nhất định là phải có mắm tôm nhé.
Cứ
ăn thử bún thang nước trong với bún thang có mắm tôm mà xem, hai mùi vị
khác nhau như một phiên bản mờ nhạt, được đặt cạnh một thứ có cá tính,
có màu sắc, có độ thâm trầm rất riêng. Nước dùng gà thịt ngọt, thơm, lại
được bổ trợ bởi mấy con tôm nõn thì càng trác tuyệt, thịt gà mềm lừ đi,
rau răm với mùi tàu thơm như một khu vườn, giữa tổng thể ấy, mắm tôm
điểm xuyết như một nét nhấn nhá, làm nổi tất cả những mùi thơm ta vừa
hít hà lên theo một cách rất riêng, rất khiến người ta muốn bỏ tất cả,
ngừng làm việc lại, và chỉ cắm cúi hít hà, ngắm nghía bát bún thang xinh
đẹp, cầu kỳ và đang mời gọi ta bằng một mùi thơm vừa cao sang, vừa bình
dân đến lạ lùng.
Theo Trí thức trẻ
Theo Trí thức trẻ
-
Vào bếp11 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp18 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.