- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghỉ dịch trổ tài nấu nướng, mẹ đảm Hà Nội khoe loạt món ăn hấp dẫn hơn cả ngoài hàng, nhìn là muốn ăn ngay
Nổi tiếng là mẹ đảm Hà Nội khéo tay, chẳng những giỏi nấu ăn mà món nào cũng trang trí vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn, gần đây chị Tô Hưng Giang lại tiếp tục khiến các chị em nội trợ phải tấm tắc thán phục với loạt món ăn nhẹ trong thời kỳ nghỉ dịch.
Chị Hưng Giang chia sẻ đây chỉ là vài món ăn thường nấu theo khẩu vị gia đình nhưng đối với nhiều chị em bỉm sữa thì đó là cả một công trình nghệ thuật, nhìn là muốn ăn ngay nhưng chưa chắc có thể làm được. Kèm theo mỗi món ăn, bà nội trợ đảm đang này còn bật mí chi tiết quá trình chế biến, từ sơ chế nguyên liệu đến các bước nấu nướng cũng như những mẹo nhỏ để món ăn ngon và hấp dẫn. Vì vậy, hội chị em có nhu cầu hoàn toàn có thể thử tay nghề, đem đến những bữa ăn thật ngon lành cho người thân và gia đình.
Dưới đây là một số những món ăn và công thức nấu nướng tỉ mỉ được chị Hưng Giang chia sẻ, Tintuconline mời bạn đọc cùng tham khảo:
1. GÀ HẤP MUỐI SẢ
Nguyên liệu | Gia vị |
Gà ta: 1 con khoảng 1,5kg, chọn gà thả vườn hoặc gà mái một lứa là ngon nhất Sả: 6 cây Lá chanh: 4-5 lá Hành tây: 1 củ Rau răm: 1 mớ (nếu có), hành củ khô Nồi đế dầy để hấp gà Giấy bạc để lót đáy nồi nếu cần thiết (vì làm không cẩn thận còn bị cháy cả gà và nồi) Bột nghệ để xoa lên da gà nếu thích gà có màu vàng đẹp, không thích bột nghệ thì không cần |
Muối hạt: 1kg, nên rang muối trước khi hấp gà, thì muối không bị chảy nước Hạt tiêu Bột nêm hoặc bột canh
|
* Cách làm:
- Gà dùng gà mổ moi sẽ ngon hơn, rửa sạch, dốc ngược cho nước bên trong chảy hết ra, thấm thật khô để ráo.
- Gia vị ướp gà (không bắt buộc, ai thích vị gà đậm đà hơn thì làm): 1 thìa cà phê bột nêm (hoặc 1/2 thìa cà phê bột canh), 1/2 thìa cà phê bột nghệ, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1/2 thìa cà phê tỏi băm, 1/2 thìa cà phê hành củ băm. Trộn đều, xoa đều lên khắp mình gà, để 10-15 phút cho ngấm gia vị. Nhồi vào bụng gà một ít sả đập dập, 2 lá chanh, hành củ khô đập dập, ít rau răm nếu có thì gà sẽ thơm hơn.
- Chuẩn bị nồi để hấp gà: dùng nồi dế dầy, rửa sạch, lau thật khô, trải một lớp muối thật dầy xuống đáy nồi (muối nên rang qua), phủ kín đáy nồi. Đập dập các nhánh sả, xếp lên trên lớp muối phủ kín lớp muối, thêm lớp hành tây nếu có để khi hấp xong gà sẽ rất thơm, rắc vài lá chanh, lá chanh nên để cả lá không bị đắng, đập thêm nhánh gừng nếu thích.
- Cố gắng lót cho dầy lớp sả, hành tây...phủ kín lớp muối, không để phần thịt gà tiếp xúc với muối, làm cho gà bị mặn hoặc cháy. Bước này mọi người cũng có thể dùng vật gì kê gà để gà không tiếp xúc với lớp muối sả, miễn là an toàn, không gây cháy nổ là được.
- Gà tẩm ướp xong thì đặt ngửa con gà lên cho vào nồi hấp. Nhớ đặt ngửa để nước gà không bị chảy xuống đáy nồi, làm cháy nồi.
- Hấp gà trong thời gian 40-45 phút lửa nhỏ (không hấp lửa to, rất dễ cháy).
- Gà chín thì bỏ ra ngoài cho đỡ nóng, xé gà ăn là ngon nhất với cách hấp như này. Chấm cùng các loại nước chấm theo sở thích mỗi nhà.
- Ăn kèm các loại rau sống, thêm ít xoài ương trộn với cà rốt, vắt thêm chút chanh, đường, tỏi băm, bột ớt, trộn đều ăn cùng cực ngon đỡ ngấy.
- Có thể tận dụng phần muối phía dưới gà pha nước chấm.
2. BÚN BÒ
Nguyên liệu | Gia vị |
500gr bắp bò (diềm thăn, nạm, gầu, gân, lõi hoa...tuỳ sở thích) 500gr móng giò Thêm các loại "topping" khác như: chả cua, chả bò viên, giò tai nấm hương, giò lụa... tuỳ sở thích hoặc sẵn có loại nào dùng loại đó, tiết heo... Sả: 5 cây đập dập, buộc gọn lại Hành củ tím: 3 củ Các loại rau sống ăn kèm: hoa chuối, rau muống chẻ, giá đỗ, rau húng quế, rau mùi ta, hành lá, rau xà lách đà lạt, rau răm... Bún (bún sợi to hay nhỏ tuỳ ý) |
Mắm ruốc Huế: 2 thìa canh ăn phở
|
* Cách làm:
- Móng giò xát muối, rửa sạch, chặt khoanh tròn (hoặc mua sẵn loại người ta đã chặt sẵn trong siêu thị). Rửa lại lần nữa để ráo nước.
- Bắp bò hoặc gầu bò bóp với muối và dấm rửa sạch để ráo.
- Đun sôi nồi nước cho chút gừng đập dập rồi thả bắp bò, gầu bò, móng vào trần qua cho sạch bụi bẩn đỡ mùi hôi, móng giò cạo lại lần nữa. Rửa sạch, vớt ra để ráo.
- Đổ 3 lít nước trắng vào nồi, tuỳ lượng người ăn mà cho nhiều hay ít nước, thả móng giò, gầu hoặc bắp bò, có gân bò thì cũng cho vào cùng, thêm bó sả đã đập dập buộc gọn, hành củ tím, nêm vào 2 thìa cà phê bột nêm, 1 thìa canh ăn phở bột canh, 1 thìa canh ăn phở đường phèn nếu muốn nước dùng có độ ngọt (hoặc kiêng đường thì cho mía, cho củ quả tạo độ ngọt tuỳ ý mỗi nhà).
- Nước sôi thì hớt bọt, hạ nhỏ lửa, ninh khoảng 40 phút dùng đũa x.iên qua móng giò thấy mềm thì vớt móng giò ra bát nước lạnh trước để móng giò được trắng và giòn, móng giò nguội vớt ra để ráo nước.
- Tiếp tục ninh bắp bò hoặc gầu thêm 15 phút nữa mới vớt ra. Để nguội và thái miếng mỏng vừa ăn.
- Chế biến nước dùng:
+ Vớt hết sả, hành củ trong nồi nước dùng ra ngoài.
+ Hoà tan 2 thìa canh mắm ruốc vào bát nước lạnh, để tầm 10 phút cho phần cái lắng xuống, gạn lấy phần nước trong phía trên, đổ vào nồi nước dùng. Đun sôi nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng. Chắt lấy một phần dầu ớt chưng cho vào nồi nước dùng có màu đẹp.
+ Cách làm tiết: tiết pha thêm nước, và chút mỳ chính, đợi đông đem luộc rồi cắt miếng vuông. Thả phần chả cua, bò viên hoặc mọc, tiết lợn vào nồi nước dùng.
+ Thêm một loại topping khá ngon, bì lợn (chọn miếng dài hình chữ nhật), cạo sạch, nếu lớp mỡ bên trong dầy thì lược bớt đi rửa sạch, thấm khô, trải ra mặt phẳng, giò sống xay sẵn người ta cho ít gia vị rồi về chỉ trộn thêm ít hạt tiêu cho thơm rồi phết giò sống lên phần phía trong của bì, từ từ cuộn tròn lại, dùng dây dù buộc chặt lại. Luộc chín, để thật nguội cắt khoanh mỏng vừa ăn.
- Xếp bắp bò hoặc gầu, nạm thái mỏng, móng giò...ra đĩa.
- Các loại rau thơm, giá đỗ, rau muống chẻ, hoa chuối thái mỏng, rửa sạch đã sơ chế...ra đĩa.
- Hành lá, rau mùi thái nhỏ. Ai thích ăn rau răm thì thái nhỏ. Rau xà lách nên thái nhỏ khi ăn kèm bún rất ngon và dễ ăn hơn là để to.
- Hành củ tím mọi người thái mỏng, ngâm với dấm đường, để đến ngày hôm sau ăn kèm bún cũng rất ngon, không bị hăng. Hành giòn giòn, ngọt ngọt chua chua.
3. BÚN MĂNG MỌC GÀ
Nguyên liệu | Gia vị |
Một con gà ta tầm 2kg đổ lại (Mái hoặc trống tuỳ ý, mái Xương gà: 500gr Giò sống: 150gr Thịt vai xay: 350gr Măng khô đã sơ chế: 500gr Mộc nhĩ: 3 cái Nấm hương khô: 10 cái (5 cái băm để trộn mọc, 5 cái Tạo độ ngọt cho nước ninh xương: 1 củ hành tây, 1 quả Rau thơm: hành lá, rau mùi... Lá chanh: 5 lá, tỏi, ớt, 1 nhánh gừng Bún tươi hoặc khô Hành củ khô, hành khô phi |
Nước mắm Bột nêm Bột canh Hạt tiêu
|
* Cách làm:
- Gà ta rửa sạch, xát muối và gừng lên khắp mình gà. Để như vậy khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch lại với nước.
- Xương gà đem rửa sạch, trụng qua nước xôi, rửa lại một lần nữa cho sạch rồi để ráo nước.
- Hành tây, hành củ tím, đem lột vỏ, riêng gừng rửa sạch để cả vỏ cho thơm, đem nướng thơm tất cả, rửa qua lại với nước cho sạch.
- Chuẩn bị một nồi to: cho gà, xương gà, hành tây, hành củ tím, gừng đã nướng vào. Đổ nước vào ngập gà, thêm vào 2 thìa cà phê bột nêm, 2 thìa cà phê bột canh.
- Bật bếp để chế độ lửa vừa để nước sôi lên từ từ, không cần bật mức to nhất, thì phần nước dùng sẽ trong hơn, khi nước sôi lăn tăn thì hớt bọt, mở hé vung. Hạ nhỏ lửa hơn một chút. Nếu để sôi bùng bục là nước dùng bị đục.
- Dùng một nồi khác cho nước, các loại củ quả như: cà rốt, củ cải, lên hoặc táo tây, ngô ngọt... ninh lấy phần nước ngọt. Sau đó mix với nước luộc gà cho phần nước dùng ngọt thơm hơn. Ngoài ra cũng có thể thêm vài con sá sùng nướng thơm vào nồi nước dùng cũng thơm và ngọt. Cái này tuỳ vào sở thích và điều kiện của mỗi nhà.
- Gà chín thì vớt ra để nguội, lọc lấy phần t.thịt (dùng màng bọc, bọc lại cho thịt đỡ bị khô). Phần xương cho vào nồi nước dùng tiếp tục ninh thêm. Tính cả thời gian luộc gà và ninh xương khoảng 3 tiếng.
- Nồi nước ninh xương đã xong thì vớt hết hành tây, hành củ tím, xương gà ra. Lọc qua rây một lần cho nước dùng được trong. Tương tự cũng làm như vậy với nồi nước củ quả. Sau đó mix hai loại nước dùng với nhau vào một nồi. (Để tiết kiệm thời gian thì nên dùng nồi áp suất cho nhanh). Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng, cho 5 cái nấm hương đã ngâm nở, rửa sạch vào để nồi nước dùng được thơm hơn.
- Làm mọc: mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, rửa sạch, băm nhỏ. Trộn với giò sống, thịt lợn xay, chút tiêu, bột nêm...trộn thật đều và nhuyễn, đem viên thành những viên nhỏ vừa ăn. Nên làm viên nhỏ cho dễ ăn. Thả hết mọc vào nồi nước dùng gà, mọc chín nổi lên trên thì vớt ra hoặc để luôn trong nồi cũng được.
- Măng khô sau khi ngâm, luộc...sơ chế xong, xé sợi nhỏ. Xào qua măng với chút gia vị cho măng được ngấm và ngon hơn. Để riêng.
- Hành khô phi thơm, để riêng.
- Lá chanh thái nhỏ.
- Hành lá, rau mùi thái nhỏ.
- Khi ăn: trần qua bún, cho ra bát, xếp lần lượt thịt g.à, măng, mọc, lá chanh thái nhỏ rắc lên gà, thêm gốc hành, nấm hương, hành lá, rau mùi thái nhỏ, rắc chút hành phi và chan nước dùng thật nóng.
Trời trở lạnh ăn bát cháo ngô s.ườn cho ấm bụng.
4. CHÁO NGÔ SƯỜN
Nguyên liệu | Gia vị |
Gạo tẻ + Gạo nếp: 50/50 (có thể dùng gạo tấm, hoặc chỉ dùng gạo tẻ theo sở thích của mỗi nhà) Ngô hạt (ngô ngọt, ngô Mỹ): 200gr Sườn thăn hoặc sườn non hay sườn sụn (tuỳ ý thích): 500gr Gan heo: 500gr Xương ống hoặc xương cục: 500gr (ninh lấy nước để nấu cháo) Bột ngô Rượu trắng Hành lá |
Xì dầu (nước tương) Tương cà chua, tương ớt Bột canh Bột nêm Dầu hào Hạt tiêu |
* Cách làm:
- Gạo ngâm 30p, vớt ra để thật ráo nước. Cho dầu ăn vào chảo, dầu nóng phi thơm hành khô, cho gạo vào rang đến khi hạt gạo hơi đục là được.
- Ngô tách hạt để riêng, phần lõi cho vào nồi áp suất cùng với x.ương hầm 25p cho ngọt nước. Sau đó vớt xương, lõi ngô ra ngoài. Lọc lại nước xương một lần cho được trong.
- Cho gạo vào nồi cơm điện, đổ nước ninh xương, thêm chút muối vào bật chế độ nấu cháo hoặc slow cook.
- Ngô hạt luộc qua để riêng.
- Gan chọn được gan nếp là ngon nhất nếu có, gan mịn và không bị lỗ, rửa qua với rượu và muối cho đỡ mùi hôi, rồi ngâm với sữa tươi không đường để khử độc, khửa tanh trong 30 phút, thái thành bản dài, to mỏng vừa ăn, ướp gan với: 2 thìa cà phê rượu trắng, 1 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa cà phê đường, 1 thùa cà phê nước mắm ngon, 1 thìa canh ăn phở tương ớt, 1 thìa canh ăn phở dầu hào, 1/2 thìa cà phê hạt tiêu, 1 thìa canh ăn phở dầu điều (không có dầu điều thì có thể thay thế bằng ớt bột Hàn Quốc để gan xào xong lên màu đẹp hơn).
- Ướp gan trong 15-20 phút cho ngấm gia vị.
- Phi thơm hành tỏi băm, đổ gan vào xào ở lửa to và nhanh tay, gan hơi chín thì cho vào 3 thìa canh ăn phở tương cà, 1 thìa canh ăn phở xì dầu, hoà 5gr bột ngô hoặc bột năng với chút nước cho tan, đổ vào đảo đều cho phần sốt hơi sền sệt, nêm nếm lại cho vừa miệng rồi đổ ra bát. Gan chín rất nhanh nên phải đảo nhanh tay, không để gan bị chín quá sẽ bị khô.
- Sườn thăn rửa sạch, đem trụng qua nước sôi, ướp với 1 thìa cà phê nước mắm, chút hạt tiêu, 1 thìa cà phê xì dầu để sườn ngấm gia vị. Phi thơm hành củ, đổ sườn thăn vào xào, xào đến khi hơi cháy cạnh, ngửi thấy mùi thơm của thịt thì cho vào 2 thìa canh ăn phở tương cà và chút nước, tiếp tục đảo cho phần sốt tương cà ngấm vào sườn, keo lại, rồi đổ sườn thăn vào nồi cháo cùng với ngô đã tách hạt và luộc qua. (Sườn mọi người nhớ phải rang xém cạnh thì món cháo mới thơm ngon được).
- Khi cho sườn và ngô vào nồi cháo thì bật lại nút cook một lần nữa cho cháo chín nhừ hơn. Cháo chín khuấy đều cho sánh, nêm nếm lại gia vị một lần nữa cho vừa miệng.
- Hành lá thái nhỏ.
- Khi ăn rắc hành lá ra bát, múc cháo, ăn cùng gan xào. Ngô ngọt và sườn có sẵn trong cháo, rắc hạt tiêu và luôn ăn nóng để gan không bị tanh.
Chúc các bạn thành công!
Theo V.K - Vietnamnet
-
Vào bếp3 giờ trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp21 giờ trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp1 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp1 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp2 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp3 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp4 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp4 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp5 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp5 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp6 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp16/11/2024Không thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp15/11/2024Cá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.