- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nghệ nhân hướng dẫn cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn tháng 7 âm lịch
Mâm cúng cô hồn tháng 7 âm lịch cần sự thận trọng và tỉ mỉ. Hãy đọc những lưu ý trong bài viết sau để chuẩn bị mâm cúng cô hồn được đầy đủ nhất.
Dân gian Việt Nam quan niệm, lễ cúng cô hồn tháng 7 âm lịch không nhất thiết phải vào đúng ngày rằm. Gia chủ có thể cúng từ 2/7 đến trưa 15/7 âm lịch (từ 5/8 đến trưa 18/8 dương lịch).
Nghệ nhân ẩm thực Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) cho biết, lễ cúng trong tháng 7 âm lịch nhằm tưởng nhớ ông bà tổ tiên và cúng cho những vong hồn chưa siêu thoát. Vì vậy, mâm cúng luôn có các món truyền thống như: gà luộc, xôi, giò lụa…
Tuy nhiên, nghệ nhân Ánh Tuyết nhấn mạnh: “Các gia đình đừng quá câu nệ phải tuân thủ theo mâm cỗ truyền thống, mà có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp khẩu vị. Đồng thời, các bà nội trợ cần tính toán làm mâm cúng phù hợp với hoàn cảnh, tránh lãng phí”.
Theo bà Tuyết, cần chuẩn bị mâm cúng trong nhà và mâm cúng cô hồn (chúng sinh) ngoài trời.
Mâm cúng cô hồn ngoài trời. Ảnh: Bếp nhà Phong Lan
Lễ vật trên mâm cúng gồm có:
Muối, gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ), hoa quả (5 loại 5 mầu),12 cục đường thẻ.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...). Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo...
3 chung nước (hay 3 ly nhỏ), 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ...
Món cháo loãng không thể thiếu trong lễ cúng cô hồn. Dân gian tin rằng, món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp, không thể nuốt được thức ăn thông thường.
Bày lễ và cúng ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà. Gia chủ có thể đọc các bài văn cúng hoặc khấn nôm theo tâm nguyện.
Kết thúc lễ, gạo, muối được vãi ra sân, đường, sau đó là đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc cúng vàng mã cũng nên hạn chế.
Mâm cúng trong nhà
Mâm cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Vào ngày lễ Vu Lan, bạn chỉ cần sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Mâm cúng thần linh và gia tiên
Mâm cúng gia tiên thường là cỗ mặn.
Mâm cỗ mặn có đủ các món như: xôi, gà luộc, canh, cơm, cá kho…
Mâm cúng tháng cô hồn trong nhà. Ảnh: Vũ Thu Hương
Xôi đỗ
Gạo và đỗ ngâm trong vòng 4-5 tiếng (hoặc trước khi đi ngủ ngâm gạo đỗ, sáng hôm sau nấu), nếu không có thời gian thì có thể ngâm 3 tiếng.
Gạo đỗ sau khi ngâm nở to hơn, đem vo nhẹ, xóc, để ráo nước. Cho muối, đường/mật ong vào xóc đều để gạo ngấm rồi đổ gạo vào chõ đồ chín. Khi xôi đã chín tới lần 1, bạn mở chõ ra để đảo đều nước cốt dừa vào xôi, rồi hấp tiếp khoảng 15 phút nữa là chín.
Gà luộc
Đặt gà vào nồi, đổ nước lạnh xăm xắp con gà, cho 1 thìa muối hòa với nước. Đập dập gừng và cắt đôi hành tím ra rồi cho vào nồi nước, đun lửa to trong 5 - 10 phút, đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ để nước sôi liu riu cho chín ở bên trong mình gà. Không nên để sôi sùng sục, tránh làm rách da gà.
Cuối cùng, đập dập 1 củ nghệ. Cho mỡ gà vào chảo nhỏ rồi rán lên cho đến khi mỡ bắt đầu chảy ra. Cho nghệ vào mỡ gà rồi tiếp tục rán đến khi được hỗn hợp màu vàng đẹp mắt. Tiếp tục đun khoảng 15 phút rồi tắt bếp và ngâm gà trong nồi thêm 30 phút nữa.
Sau khi luộc chín, nhấc gà ra rồi nhúng ngay vào chậu nước sạch để nguội có đá lạnh. Bước này sẽ giúp da gà được căng giòn. Dùng hỗn hợp mỡ gà và nghệ bôi đều lên da gà để có màu vàng ươm đẹp mắt.
Theo VietNamNet
-
Vào bếp13 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp19 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.