- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sắp rằm tháng 7, tổng hợp những mâm cơm cúng hiện đại của các chị em ai cũng phải thốt lên khen ngợi!
Thời buổi càng hiện đại, chị em phụ nữ lại càng thích vào bếp, tự tay nấu ăn cho cả gia đình, đặc biệt là trong những dịp lễ, tết hoặc trong những ngày rằm. Bởi lẽ, những mâm cơm cúng không chỉ cần đầy đủ hương liệu mà còn cần có sự thành tâm hướng về gia tiên.
Tại sao chị em phụ nữ nên vào bếp?
Ngày nay phụ nữ cũng đi làm và đảm nhận nhiều chức vụ như mọi người đàn ông. Thế nhưng, đa số chị em phụ nữ hiện đại đều muốn tự tay vào bếp để chuẩn bị mâm cơm cho gia đình, đặc biệt là trong những dịp quan trọng.
Việc thường xuyên vào bếp, chế biến, nấu nướng cho gia đình không chỉ giúp bản thân bạn có cơ hội được thưởng thức nhiều món ngon mà còn bổ trợ cho chính mình thêm lượng kiến thức kha khá về ẩm thực, dinh dưỡng.
Dựa vào những kinh nghiệm tích góp từ việc nấu nướng, bạn sẽ tự hình thành cho mình ý thức chăm sóc bản thân bằng việc ăn uống điều độ, hợp lí; biết cách tự chế biến ra các món ăn tốt cho sức khỏe của chính mình và những người thân yêu.
Thời buổi càng hiện đại, chị em phụ nữ lại càng đề cao việc vào bếp nấu ăn
Đảm bảo sức khỏe, dữ vóc dáng
Chị Loan Trần chia sẻ: "Mỗi lần tới rằm hay mùng 1, việc tự chuẩn bị mâm lễ mất khá nhiều thời gian, dù mướt mát mồ hôi, chân vắt lên cổ nhưng không hiểu sao tôi vẫn rất thích và say mê lắm. Với hoa cắm, tôi thường cắm từ hôm trước để hoa nở đẹp thơm hơn; xôi thì hấp từ tối hôm trước sáng hôm sau sẽ hấp lại. Nếu còn dư thời gian thì tôi có thể đi làm bánh, nấu chè. Nếu mình biết sắp xếp thời gian và nguyên liệu thì làm sẽ nhanh hơn."
Chị Loan chia sẻ: "Tôi rất thích sắp mâm lễ, đặc biệt là mâm lễ theo tone màu". (Ảnh: Loan Trần)
"Mâm cơm cúng tự tay tôi chuẩn bị tuy đều là những món ăn đơn giản thôi nhưng nhiều màu sắc nên mâm cúng sẽ bắt mắt hơn. Tôi cũng không trang trí cắt tỉa gì quá cầu kì cả, chỉ đơn giản là đủ món truyền thống, đơm đĩa đầy đặn cho đẹp thôi. Đặc biệt tôi thích mâm cơm cúng nhiều rau củ quả, ăn sẽ không bị ngán." - Chị Loan cho biết.
Ngoài mâm cúng theo tone màu, chị Loan cũng sắp xếp và làm nhiều mâm cúng kết hợp đầy đủ màu sắc. (Ảnh: Loan Trần)
Thể hiện sự thành tâm đối với gia tiên, ông bà, bố mẹ
" Mỗi khi tới mùng 1 và ngày rằm, tôi đều tự tay chuẩn bị mâm lễ cúng. Tôi thích sắp lễ lắm, tới ngày này là cứ lọ mọ trong bếp, rồi làm món nọ món kia dâng hương. Hôm nay tháng 7 cũng vậy, tôi tự tay chuẩn bị một mâm cúng chay thắp hương 2 ban: ban thổ công trên cao và ban thần tài (nhà tôi ở thuê nên không có ban gia tiên). Nhà ít người nhưng mình vẫn muốn mâm lễ đầy đủ, mình chuẩn bị 2 mâm cúng chay nhỏ xinh thôi." (Ảnh: Loan Trần)
Bài viết chia sẻ của chị Đặng Yến trên trang facebook cũng bày tỏ sự yêu thích nấu ăn: "Năm nào cũng thế, cứ độ 13-14 tháng 7 là tôi lại chuẩn bị đồ cho mâm cúng rằm. Hơn nửa đời người ở vùng biển, cho nên mâm cỗ lúc nào cũng có các món đặc trưng từ sông nước. Dù chuyển về Hà Nội khá lâu, nhưng lúc nào tôi cũng cố gắng chăm chút cho các dịp cúng lễ tươm tất, trước là để thắp hương dâng lên tổ tiên, sau là để con cháu thụ lộc. Các cụ sinh thời không ăn chay, quê tôi cũng không có tục lệ cúng chay nên tôi thường nấu cỗ mặn để cúng. Và mâm xôi chè, hoa quả dâng ban Phật.
Theo tôi, cúng mặn hay chay thì vẫn xuất phát từ tâm và theo phong tục địa phương, hoàn cảnh gia đình, vì vậy không nên tranh luận trong các bài post là cúng chay hay cúng mặn. Năm nay cũng vậy, dù dịch phải giãn cách nhưng tôi vẫn sắp xếp gọi đồ tươi sống ở quê gửi lên để bày biện được mâm cúng truyền thống."
Mâm cỗ đậm chất vùng biển của chị Yến. (Ảnh: Yen Dang)
Chị Yến cùng chồng chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7.
Tương tự, chị Nguyễn Hồng Thúy cũng cho hay: "Ngày rằm tháng Bảy và lễ Vu Lan mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và đầy tính nhân văn trong văn hoá của Việt Nam. Cúng rằm tháng 7 là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành, ông bà, tổ tiên đã khuất.
Rằm tháng 7 mọi người sẽ đi chùa cầu an cho ông bà cha mẹ. Ngoài ra có rất nhiều chị em trong tháng này ăn chay, niệm Phật, cầu nguyện cho Tổ Tiên, cha mẹ sức khoẻ, bình an.
Chuẩn bị mâm cơm tươm tất cúng Vu Lan để tỏ lòng thành với chư Phật và Tổ Tiên là điều quan trọng trong dịp đặc biệt này.
Điều quan trọng là không cần phải quá cầu kỳ với một mâm cúng mà chỉ cần một mâm cúng chay đơn giản cũng đủ sự chân thành của mình với Tổ Tiên, ông bà vì bạn đã chuẩn bị bằng cả tấm và sự tôn khính."
Mâm cơm cúng dưới bàn tay của mẹ đảm Nguyễn Hồng Thúy. (Ảnh: Nguyễn Hồng Thúy)
"Mâm cỗ của mình bao gồm mâm ngũ quả và các món ăn truyền thống của miền Bắc. Để việc làm cỗ được chu đáo, kịp thời gian dâng lễ trước 12h trưa nên mình đã chuẩn bị tất cả từ tối hôm trước, như cắm hoa, bày mâm ngũ quả, sơ chế nguyên liệu… Sáng nay, mình cũng dậy sớm để hoàn thiện các món ăn và sắp xếp bày biện để chụp hình lưu lại làm kỷ niệm trước khi mang cỗ lên cúng." - Chị Ngô Tuyết Mai bày tỏ.
Mâm cỗ dưới bàn tay khéo léo của mẹ đảm Ngô Tuyết Mai. (Ảnh: Ngô Tuyết Mai)
Cùng nhau gắn kết tình cảm gia đình
Vào bếp nấu ăn không chỉ vừa giúp bạn có những bữa ăn ngon theo sở thích mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình có dịp quây quần bên nhau, gắn kết tình cảm. Một tài khoản facebook có tên Linh Choco cũng chia sẻ trên hội nhóm nấu ăn: "Em bình thường thì không phải vào bếp nhiều vì ở cùng có bà phụ giúp cơm nước hằng ngày. Nhưng cứ mỗi dịp cỗ bàn, làm mâm cơm cúng là cả nhà sẽ cùng nhau quây quần sửa soạn. Ai cũng hỏi em làm vậy có mệt không. Nhưng thực sự là làm đụng trúng niềm đam mê thì em chưa bao giờ thấy mệt cả. Thích nhất không khí cả nhà cùng nhau sửa soạn.
Bình thường thì bà là bếp chính nhưng những dịp đặc biệt thì em thay đứng bếp, bà phụ rau cỏ, ông phụ chặt gà làm cá. Chứ mình em mà làm ngần này món mỗi lần chắc sáng tới chiều các cụ không được lên hương quá. Đa phần em sẽ làm 7-80%, còn lại nếu có món nào chế biến sẵn tươi ngon thì em cũng mua sẵn để tiết kiệm thời gian làm các món cầu kỳ hơn."
Mâm cơm với các món ăn cúng rằm tháng 7 tại nhà chị Linh. (Ảnh: Linh Choco)
Chị Vũ Thu Hương - một người phụ nữ hiện đại cũng yêu thích nấu ăn: "Những bữa ăn và mâm lễ nhà mình luôn có đầu bếp mẹ và phụ bếp con, một thói quen từ bao năm nay của gia đình mình. Trong lúc nấu ăn cũng là thời gian gắn kết gia đình, cùng các con làm nữ công gia chánh.
3 cô con gái nhà mình: Bạn nhỏ nhất 10 tuổi đã hoàn thành được một số món như làm nem, nấu thịt đông... Bạn lớn biết cùng mẹ làm bánh, bày mâm cơm, mâm cỗ, tỉa hoa..
Mâm lễ mình làm không quá cầu kỳ, chỉ là những thức quà thời trân sản vật của Hà Nội, là những món ăn truyền thống do mình tự tay chuẩn bị, nấu nướng dâng lên bày tỏ lòng biết ơn thần linh và tổ tiên đã phù hộ độ trì cho cả nhà được mạnh khỏe, bình an."
Mâm cỗ tươm tất của 3 mẹ con chị Hương. (Ảnh: Vũ Thu Hương)
Có thể thấy, nếu bạn là một người biết nấu nướng thì chắc hẳn bạn sẽ có những bữa ăn ngon, ưng ý, đảm bảo sức khỏe và được mọi người trong gia đình đều yêu mến. Bởi lẽ, người ta có câu "sự yêu thương hầu hết đều đi qua con đường dạ dày". Chính vì vậy, dù không phải chỉ quanh quẩn ở nhà bếp núc nhưng mỗi người phụ nữ chúng ta đều nên biết nấu ăn, dù ít dù nhiều thì đây cũng chính là 'bí kíp giữ lửa' trong gia đình của bạn.
>>> Xem thêm các công thức món ngon mỗi ngày mới nhất
Theo GĐ&XH
-
Vào bếp5 giờ trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp22 giờ trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp1 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp2 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp3 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp3 ngày trướcBún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp4 ngày trướcThực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.
-
Vào bếp4 ngày trướcLẩu gà lá é vốn là món đặc sản Phú Yên sau đó lan rộng ra nhiều nơi. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu lẩu gà lá é ngon chuẩn vị tại nhà.
-
Vào bếp5 ngày trướcẾch nướng lá lốt là món ăn thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng và rất dễ làm tại nhà, mọi người đều có thể thực hiện dễ dàng
-
Vào bếp6 ngày trướcKhông thể đơn giản hơn, món thịt ba rọi sốt tắc (quất) hot rần rần khiến chị em văn phòng chỉ mong đến chiều để bữa cơm gia đình có thêm món ngon.
-
Vào bếp6 ngày trướcCá trắm nhúng mẻ là món ăn ngon, đặc trưng của người dân miền Bắc được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là trong những ngày mùa đông lạnh giá.
-
Vào bếp15/11/2024Giấm quả lê không chỉ có hương vị tinh tế, hấp dẫn mà còn có tác dụng làm đẹp da, phòng chống bệnh tật; cách làm giấm quả lê rất dễ, không gây tốn thời gian của bạn.
-
Vào bếp14/11/2024Cá heo kho lạt là món ăn ngon và phổ biến ở khu vực Tây Nam Bộ, đây là món ăn rất hao cơm được nhiều gia đình ưa chuộng.