- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Tiếp tục chung tay giải cứu vải thiều Bắc Giang và đây là món chè vải ngon xuất sắc mà chị em nhất định phải thử!
Món chè vải này đảm bảo sẽ khiến bạn mê ngay từ thìa đầu tiên luôn đấy.
Mùa hè mưa nắng thất thường, chẳng còn gì tiện hơn thế! Trong bài viết này, chúng tôi tiếp tục gợi ý cho bạn một món chè vải để chị em có thêm cách thưởng thức vải sau khi chung tay giải cứu vải Bắc Giang.
Chè vải thạch lá nếp
Món ăn mùa hè: Cách nấu chè vải thạch lá nếp
1. Sơ chế các nguyên liệu
Bạn rửa sạch 300-400gr vải, sau đó bóc vỏ từng quả, dùng dao/kéo/ống hút to khoét nhẹ vào phần cuống vải và loại bỏ hạt.
Tách hạt vải
Lá nếp rửa sạch và cắt thành từng khúc nhỏ.
2. Làm thạch rau câu lá nếp
Bạn cho lá nếp đã cắt nhỏ vào máy xay sinh tố cùng 400-500ml nước lọc và xay thật nhuyễn. Sau đó, lọc hỗn hợp thu được qua rây để loại bỏ phần bã.
Xay lá nếp với nước rồi lọc bỏ bã
Bạn trộn đều 50gr đường kính với 5gr bột rau câu. Đổ hỗn hợp nước lá nếp vừa lọc vào nồi cùng bát đường và bột vừa trộn, vừa đun vừa khuấy đều trên ngọn lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Đun sôi hỗn hợp nước lá nếp với bột rau câu và đường
Sau khi hỗn hợp nước lá nếp - bột rau câu - đường nguội bớt, bạn rót vào hộp thủy tinh và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
3. Pha hỗn hợp nước cốt dừa
Bạn cho vào bát: 50gr đường kính, 150ml nước cốt dừa, 400ml sữa tươi không đường, 50ml whipping cream. Dùng phới lồng hoặc thìa khuấy hỗn hợp cho các nguyên liệu tan vào nhau.
Sau khi làm thạch lá nếp, bạn trộn đều các nguyên liệu gồm sữa, nước cốt dừa, whipping cream và đường kính với nhau là được.
Trộn xong, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bát hỗn hợp nước cốt dừa lại và để vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
4. Hoàn thành món ăn
Lấy hũ thạch lá nếp ra và cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Nếu có thạch sương sáo, bạn cũng hãy cắt nhỏ nhé. Cuối cùng, cho vải vào cốc cùng thạch lá nếp, thạch sương sáo và rưới phần nước cốt dừa đã ủ lạnh vào. Thêm một ít cùi dừa nạo lên trên là chị em có thể thưởng thức món chè vải thạch lá nếp rồi!
Thành phẩm nè!
Chúc bạn thành công với cách nấu chè vải này nhé!
Một vài mẹo nhỏ để ăn vải mà không bị nóng 1. Uống 1 ít nước muối loãng trước khi ăn vải: Nước muối có tác dụng phòng trừ sinh hỏa. Uống chút nước muối trước khi ăn vải sẽ giảm tối đa nguy cơ nóng trong, phát ban do nhiệt. Ngoài nước muối, bạn có thể uống trà thảo mộc lạnh, ăn canh bí đao, chè đậu xanh... cũng có tác dụng giảm nóng khi ăn vải. 2. Không ăn vải khi đói: Khi bụng đói mà ăn vải sẽ bổ sung lượng đường quá cao làm kích thích niêm mạc dạ dày gây đau, viêm, nhiệt hoặc bị say kèm các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, cồn cào, buồn nôn. Tốt nhất chỉ ăn vải sau các bữa ăn để phòng tránh nóng trong cũng như các vấn đề sức khỏe khác. 3. Không ăn quá nhiều quả vải trong 1 lần: Vải tươi có công dụng làm đẹp da, làm mượt tóc, chống lão hóa. Tác dụng này đã được Đông y ghi nhận từ lâu. Tuy nhiên, không phải cứ ăn vải càng nhiều sẽ càng tốt, dưỡng nhan càng hiệu quả. Vải có khả năng sinh nhiệt do hàm lượng đường cực lớn, ăn quá nhiều sẽ phát sinh mụn nhọt, lúc này không những bạn chẳng dưỡng nhan được mà còn khiến nhan sắc đi xuống. Mỗi lần ăn vải, bạn chỉ nên ăn 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ em. |
Theo Nhịp Sống Việt
-
Vào bếp16 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp23 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp4 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp19/11/2024Thịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.