- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vòng quanh Châu Á thưởng thức bánh Trung thu truyền thống
Mỗi quốc gia lại có truyền thống riêng để chào đón ngày Tết Trung thu. Cùng dạo quanh Châu Á để thưởng thức những món bánh Trung thu đặc trưng cho mỗi nền văn hóa.
Đối với các nước châu Á thì Tết Trung thu là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giống như Tết Nguyên Đán thì ngày này cũng có thứ bánh cổ truyền riêng. Mỗi quốc gia lại có loại bánh đặc trưng phù hợp với phong tục tập quán của nước mình.
1. Bánh dẻo, bánh nướng truyền thống ở Việt Nam
Người Việt ăn Tết Trung thu bên mâm ngũ quả và hai loại bánh truyền thống là bánh dẻo và bánh nướng. Bánh Trung thu thường có hình tròn, người xưa giải thích rằng, đó là biểu tượng của sự đoàn viên, của khát vọng về hạnh phúc.
Trước đây, hương vị bánh trung thu thập cẩm truyền thống của Việt Nam được khá nhiều người ưa thích. Những chiếc bánh nướng, bánh dẻo thơm ngon với nhân làm bằng hạt sen, thịt mỡ, đậu xanh, lạp sườn, vừng nhắc người ta nhớ đến ngày đoàn viên của mỗi gia đình nhân dịp trăng rằm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển xã hội, bánh Trung thu xuất hiện dưới nhiều hình dạng và hương vị bắt mắt hơn như bánh trung thu trà xanh, bánh trung thu trang trí bằng fondant, bánh trung thu thạch…
2. Bánh trăng khuyết Songpyeon của Hàn Quốc
Người Hàn Quốc cũng có một loại bánh đặc biệt dành cho ngày trung thu là Songpyeon hay còn gọi là bánh gạo hình bán nguyệt. Songpyeon được dùng cho ngày Tết Chuseok (tết Trung thu hay lễ Tạ ơn) một ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc.
Nếu như người Việt Nam, Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự hạnh phúc viên mãn thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Bởi “trăng khuyết rồi sẽ tròn” như là sự sinh sôi, nảy nở.
Vào đêm Chuseok, cả gia đình sẽ tập họp lại với nhau để làm Songpyeon. Người Hàn có câu truyền tụng rằng, thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Chính vì thế mà phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm bánh Songpyeon.
3. Bánh Trung thu Tsukimi Dango của Nhật Bản
Dango là tên gọi chung của loại bánh bao được làm từ bột gạo (mochiko). Loại bánh này khá giống mochi (là một loại bánh gạo của Nhật) thường được dùng chung với trà. Dango là món ăn được dùng quanh năm nhưng có nhiều loại dango khác nhau và được dùng theo từng mùa. Vào ngày rằm trung thu, người Nhật thường ăn bánh Tsukimi Dango.
Bánh Tsukimi Dango được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả để dâng cúng tổ tiên, thần linh và cầu mong mùa lúa mới được bội thu. Sau đó bánh được đem nướng hơi giòn, quết đường mật lên ăn kèm cùng bột đậu nành hay đậu đỏ và nhâm nhi với một chén trà.
Ở một số nơi người ta cho rằng bánh dango sau khi cúng xong để bên ngoài hiên nếu trẻ con tự ý đến lấy thì là một điều may mắn.
4. Bánh Yuebing của Trung Quốc
Bánh Trung Thu của đất nước này có hình dáng giống bánh Trung thu của Việt Nam. Trong phong tục của người Trung Quốc, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi ở đâu, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên. Chính bởi vậy, bánh trung thu của Trung Quốc thường có hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên”, ý nghĩa đó bắt nguồn từ đời nhà Minh.
Thường có vỏ in hình những chữ Hán có ý nghĩa tốt lành cho ngày tết sum vầy. Có nhiều vị truyền thống như đậu xanh, đậu đỏ, trà xanh, khoai môn… Đây cũng là loại bánh thường được làm ở Malaysia và Đài Loan. Ngày nay, bánh Yuebing được làm với nhiều hình dáng và vị nhân độc đáo mới lạ hơn.
5. Bánh Trung thu Hopia của Philippines
Bánh trung thu của người Philippines là những chiếc bánh nướng đơn giản. Tuy không nhiều màu sắc hay hoa văn cầu kỳ nhưng cũng vô cùng hấp dẫn bởi phần nhân phong phú. Phần nhân có thể là đậu xanh, đậu đỏ, thịt lợn, khoai lang tím… Bánh độc đáo ở phần bột ngoài xếp lớp giòn giòn.
6. Bánh dẻo sầu riêng của Singapore
Có thể nói bánh dẻo nhân sầu riêng là loại bánh Trung thu đặc trưng của Singapore. Hầu hết người dân ở đây đều thích hương vị sầu riêng của loại bánh này.
Bánh dẻo nhân sầu riêng cũng như các loại bánh Trung thu khác ở Singapore được làm biến tấu từ bánh “da tuyết” của Trung Quốc. Da tuyết là loại bánh có vỏ giống bánh dẻo của Việt Nam nhưng mỏng hơn, được làm từ bột gạo, bột nếp và bột mỳ, thường được giữ lạnh sau khi làm xong và ăn lạnh. Không chỉ có màu trắng, bánh trung thu ở Singapore có nhiều màu sắc phong phú. Thường thì vỏ có màu giống màu nhân: màu vàng nhân sầu riêng, màu hồng nhân khoai môn, màu xanh nhân trà xanh…
Theo Yan
-
Vào bếp11 giờ trướcMón thịt viên sốt cà chua dễ làm, từ trẻ em đến người già đều thích, dù trời nóng hay lạnh đều rất dễ "đưa cơm".
-
Vào bếp18 giờ trướcCá viên chiên bí đỏ là món ăn vặt được nhiều bạn nhỏ yêu thích, cách làm món ngon này cũng rất đơn giản.
-
Vào bếp1 ngày trướcThay cho món lạc rang muối hay lạc rang nước mắm truyền thống, bạn có thể biến tấu đôi chút với món lạc kho tương ăn "cuốn" đến mức bao nhiêu cơm cũng hết.
-
Vào bếp2 ngày trướcBò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
-
Vào bếp2 ngày trướcChả cá Phan Thiết là món ăn hấp dẫn, mang đặc trưng của xứ biển miền Trung, cách làm món ăn này khá cầu kỳ nhưng chỉ cần học một lần là bạn sẽ chế biến thuần thục.
-
Vào bếp3 ngày trướcCàng ghẹ rang me là món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích, món ăn ngon này lại có cách chế biến cực kỳ đơn giản, nhanh gọn.
-
Vào bếp3 ngày trướcMón ức gà xào nấm sốt tiêu đen đáp ứng cả 3 tiêu chí: Dễ làm, ngon miệng và lành mạnh, vừa thỏa mãn thú vui ăn uống vừa không lo tăng cân.
-
Vào bếp4 ngày trướcChanh đào ngâm đường phèn mật ong là một phương thuốc dân gian có hiệu quả cao trong việc giảm ho, đau họng và tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông.
-
Vào bếp5 ngày trướcNhiều gia đình rất thích ăn sữa chua và tự làm sữa chua tại nhà, sau đây chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu cách làm sữa chua đơn giản nhất.
-
Vào bếp5 ngày trướcCá kèo kho nghệ là món ăn dân dã, dễ chế biến được nhiều gia đình yêu thích, món ăn này vô cùng hao cơm.
-
Vào bếp6 ngày trướcThịt lợn kho sữa chua Yakul là món ăn đang gây sốt dữ dội trên mạng xã hội Trung Quốc, mọi người đua nhau làm thử, chia sẻ công thức và kinh nghiệm.
-
Vào bếp18/11/2024Bún mắm là món ăn đặc trưng của người dân miền Tây Nam Bộ, mang hương vị đậm đà từ mắm cá linh, cá sặc kết hợp với các loại hải sản và rau sống tươi ngon.
-
Vào bếp18/11/2024Thực đơn cỗ cưới không những cần ngon, chất lượng mà còn cần sự bắt mắt và phù hợp với văn hóa địa phương từng vùng miền. Dưới đây là những mâm cỗ cưới ở miền Bắc được nhiều người lựa chọn để các cặp đôi có thể tham khảo cho đám cưới của mình.