Vùng quê Kinh Bắc không chỉ có những liền anh liền chị, những làn điệu dân ca lưu luyến.
Vùng
quê Kinh Bắc không chỉ có những liền anh liền chị, những làn điệu dân
ca lưu luyến. Nơi ấy còn có những đặc sản đậm hồn quê, mà khách tới thăm
chỉ thưởng thức đôi lần cũng nhớ nhung khôn xiết.
1. Bánh phu thê Đình Bảng
Bánh
phu thê là đặc sản nức tiếng nơi quê hương quan họ. Chiếc bánh vàng
trong sắc hoa dành dành, thơm lừng hương bột nếp, đậu xanh, hạt sen, cùi
dừa, bọc trong lớp lá dong giản dị. Bánh phê mang hương vị rất riêng,
ngọt ngậy béo bùn mà đầy lưu luyến. Bánh gói xong được buộc dây rơm nếp,
luộc xong, người ta tháo bỏ dây rơm, úp bụng hai chiếc bánh vào nhau
rồi dùng lạt đỏ buộc thành cặp; có lẽ vì vậy mà người đời gọi là bánh
phu thê.
2. Bánh tẻ làng Chờ
Bánh
tẻ có nơi gọi là bánh răng bừa, cũng là một thứ bánh truyền thống của
đồng bằng Bắc Bộ. Mỗi địa phương có cách làm bánh tẻ riêng, nổi tiếng
hơn cả là bánh tẻ làng Chờ (Bắc Ninh). Bánh có hình thuôn dài, làm từ
bột tẻ bọc lá chuối, nhân có thịt thái chỉ, mộc nhĩ, hành lá...
Bánh
tẻ ăn lúc còn nóng mới ngon. Bánh tẻ làng Chờ dẻo chứ không nhão, nát
như thứ bánh giò mà bạn thường thấy, vừa có độ giòn lại vừa có vị đậm,
vị béo của nhân, nồng nàn của mùi lá, không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào
khác được.
3. Bánh khúc làng Diềm
Chẳng
biết từ khi nào mà thứ bánh tưởng chừng thông dụng lại nổi tiếng và trở
thành đặc sản làng Diềm (Yên Phong - Bắc Ninh). Chỉ biết rằng ngày nay,
những chiếc bánh bọc xôi nhỏ xinh này đã trở thành nét văn hóa ẩm thực
đặc sắc không thể thiếu của mảnh đất Kinh Bắc.
Bánh
khúc làng Diềm có vỏ bánh rất mỏng nhưng không hề lộ nhân, nhân bánh có
hai loại nhân đỗ và nhân hành, mỗi loại có hương vị độc đáo riêng. Bánh
là sự kết hợp mặn mà của các sản vật thiên nhiên, từ cái dẻo thơm của
nếp cái hoa vàng, vị bùi của đỗ xanh sánh quyện cùng vị béo của thịt ba
chỉ. Tất cả được dung hòa bởi vị mát lành, nồng ấm của một loại rau làm
nên hương vị đặc trưng của bánh - rau khúc.
4. Nem Bùi
Ngoài
những loại bánh, nem Bùi làng Bùi Xá có truyền thống cả trăm năm nay
cũng là thứ đặc sản được người Kinh Bắc giữ gìn nguyên vẹn.Trải qua bao
thăng trầm, vài năm trở lại đây nem Bùi dần có mặt trên thị trường và
trở thành món ẩm thực ngon, rẻ, đồng thời là món quà trao tay ý nghĩa
cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.
Nguyên
liệu làm nem được chọn công phu từ phần thịt ngon nhất của giống lợn ỉ
đen thái chỉ, rồi sử dụng tỏi, ớt, dấm chua bóp với thính gạo xay, nắm
thật chặt rồi gói lại bằng lá chuối. Sau 3 ngày nem tự chín, lúc đó mới
ăn được. Mở lá chuối ra, chiếc nem hình vuông được cô chặt có màu hồng
nhạt, mùi thơm của thính, vị béo béo, ngậy ngậy, chua chua của thịt hấp
dẫn người ăn. Lấy một nhúm nem quấn với lá sung cắn một miếng ngon
tuyệt. Nem Bùi không cần chấm với nước chấm vì nem đã đầy đủ gia vị vừa
ăn, nếu thích, thực khách có thể chấm thêm với chút tương ớt.
5. Tương Đình Tổ
Khác
với các loại tương khác, tương Đình Tổ (huyện Thuận Thành) được làm từ
nguyên liệu chính là ngô, ngoài ra còn có đỗ tương và gạo nếp cái hoa
vàng. Tất cả đều được ủ và lên men tự nhiên không dùng bất kỳ một loại
hoá chất hay men phụ trợ nào.
Ngô
làm tương phải là loại ngô đỏ, hạt mẩy, căng; đỗ và gạo nếp cũng phải
kén loại ngon, hạt to, chắc và đều. Ngô sau khi phơi khô phải sàng kỹ
cho hết sạch mày, vỏ bên ngoài, chỉ giữ lại phần sọ bên trong rồi mới đồ
lên thành xôi và cho ủ lên men. Đỗ đem rang nhỏ lửa, khi tỏa mùi thơm
và ngả màu thì vừa ngon. Rang xong đổ ra mẹt, ngày hôm sau bỏ vào chum
sành, đổ nước vừa đủ và ngâm. Trong suốt quá trình ủ ngâm, định kỳ phải
kiểm tra, đánh đều, vớt bọt để tương có độ sánh, mịn đạt tiêu chuẩn.
6. Bánh đa Kế
Bánh
đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã nhưng chứa đựng trong đó bao hương
vị, đậm đà quê chất Bắc Ninh. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng
bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang... đã trở thành món quà
không thể thiếu đối với du khách đến thăm hoặc chỉ ghé qua Bắc Ninh một
lần.
Để
làm nên những chiếc bánh thơm ngon, béo giòn, vị bùi thì phải trải qua
nhiều công đoạn, thao tác của người thợ. Họ chọn gạo tẻ ngon, không
dính, đem ngâm khoảng 12-13 tiếng, sau đó đem xay vỡ, phải xay hai lần
để bột được kĩ, nhuyễn, mịn, sờ tay vào bột phải mát, lọc hết bụi
bẩn. Bánh đa Kế không chỉ nổi danh trong nước và còn được nhiều bạn bè
quốc tế ưa chuộng.