Phim về đề tài lịch sửvốn là thể loại khó nhằn với các nhà làm phim trong hoàn cảnh kinh phí luôn ởtình trạng "giật gấu vá vai". Chẳng cứ gì phim truyền hình, ngay phim điện ảnhcũng gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện đề tài lịch sử.

Ấy vậy mà ngày kỷ niệm Đại lễ1000 năm cận kề, lại có buổi ra mắt đoàn làm phim Về đất Thăng Long khárầm rộ. Lẽ tất nhiên phim không ra mắt kịp trong dịp Đại lễ nhưng theo đại diệnnhà sản xuất (M&T Picture) thì “muộn còn hơn không trước trách nhiệm với lịch sửnước nhà”.

Vì sao phim lịch sử
Trang phục đoàn phim Về đất Thăng Long bị chê là… cải lương

Từ năm 2000, Hãng phim TFS đã xắntay làm hàng loạt phim truyền hình lịch sử như Trùng quang tâm sử, Chúa tàuKim Quy, Ngọn nến hoàng cung, Dưới cờ đại nghĩa… Trong đó Ngọn nếnhoàng cungDưới cờ đại nghĩa thu hút được khá nhiều khán giảyêu phim lịch sử Việt Nam. Nhưng quá trình thực hiện phim lịch sử cũng bộc lộ rõnhiều cái khó trong quá trình sản xuất khi phải tính bài toán hiệu quả.

Cái khó trước hết là kinh phí.Trong khi sản xuất một bộ phim truyền hình đề tài tâm lý xã hội, chỉ cần 200triệu/tập là đã xông xênh; thậm chí có những bộ phim được sản xuất chỉ tốnkhoảng 100 triệu đồng/tập. Nhưng, cũng số tiền ấy mà làm một tập phim lịch sửthì đó là nhiệm vụ bất khả thi. Chỉ tính riêng trang phục cho nhân vật, phimlịch sử không thể “có gì dùng nấy” như phim tâm lý xã hội. Khi làm phim nhựa Tây Sơn hào kiệt, chỉ riêng trang phục Quang Trung, hãng phim đã tốn hơn 1tỷ đồng.

Khi chuẩn bị cho phim Ngọnnến hoàng cung, nhà thiết kế Trịnh Thế Bảo đã phải rất nhiều lần lặn lội raHuế để thu thập tư liệu thiết kế phục trang cho phim. Thậm chí để lựa chất liệuthực hiện cũng phải bươn chải các loại chợ hàng tháng ròng để tuyển chọn. Nhàthiết kế Kiều Việt Liên đã phải tham khảo nhiều sách báo, vào các bảo tàng, thậmchí về tận quê hương của cụ đồ Chiểu để tìm hiểu, thu thập tài liệu để từ chọnvải, màu sắc, hoa văn, cân đai, mũ mão khi thiết kế trang phục cho phim Lục VânTiên.

Tuy nhiên, với các bộ phim có bốicảnh thời kỳ cận hiện đại như trên dù sao tư liệu lịch sử còn có nhiều nên khôngquá khó khăn để làm trang phục. Phim thời lịch sử lùi xa hơn việc thiết kế phụctrang rất khó tìm tư liệu và hình ảnh làm mẫu… Thời nhà Trần, quân Nguyên Môngđã ba lần xâm chiếm nước ta, ba lần kinh thành Thăng Long thành biển lửa, nghĩalà các sử liệu quý giá cũng đã cháy rụi, nên hiện không có một văn bản nào củanhà Trần còn lưu lại hay có hình ảnh chính thức mô tả chi tiết về phục trang đểtham khảo. Tức càng khó hơn khi tìm tư liệu phục trang của các triều đại trướcđó.

Bộ phim Đêm hội Long Trìnhận được nhiều lời khen vì dàn diễn viên nổi tiếng và diễn xuất tốt như: LêVân, Thế Anh, Hoàng Cúc… cộng với phục trang được chăm chút khá kỹ và đẹp. Songphần phục trang vẫn bị chê khi chúa Trịnh và các phi tần, quan lại ăn mặc nhưtriều Nguyễn sau này. Hoặc bộ phim Hoàng Lê nhất thống chí thì phụctrang bị chê cẩu thả, chẳng hạn tướng võ đi giày... thể thao, còn vua QuangTrung đi đôi bốt cao nghệu.

Ngoài chuyện kinh phí, việc thiếtkế trang phục cổ của ta cũng không có ai được đào tạo chuyên nghiệp. Chủ yếuxuất thân từ môi trường sân khấu. Bởi vậy, họ làm trang phục theo khuôn mẫuchung: vua mặc áo vàng, công chúa mặc áo đính kim sa, quan quân mặc áo dài đigiày... Ngay sau khi hình ảnh ra mắt đoàn phim Về đất Thăng Long vừaxuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, thì trên các diễn đàn onlineđã không ít ý kiến bình phẩm là… phim cải lương.

Trang phục chỉ là một phần nhỏtrong sản xuất phim. Còn những phần quan trọng khác như mức độ đúng sai so vớilịch sử, phim trường… Nếu lấy từ ví dụ bộ phim Dưới cờ đại nghĩa, đoànphim đã mất 5 năm để thực hiện vì phải đi khắp các tỉnh Nam bộ dựng lại bối cảnhxưa… hoặc phim Vó ngựa trời Nam phải mất đến 3 năm để thực hiện, trongkhi hiện nay, một tập phim truyền hình đề tài tâm lý xã hội chỉ mất từ 2-3 ngày,quả là một vấn đề cho các nhà sản xuất cân nhắc.

Tuy nhiên, nếu cứ vì những cáikhó mà không làm. Lịch sử Việt Nam có biết bao nhiêu đề tài hấp dẫn cho các nhàlàm phim khai thác. Nghe nói bộ phim Về đất Thăng Long sẽ được sản xuấttại phim trường của Hãng phim Giải phóng. Những đầu tư quan trọng cho sản xuấtphim truyền hình nói chung và cho đề tài lịch sử nói riêng ấy, hy vọng rồi đâykhán giả yêu thích phim lịch sử - cổ trang không chỉ biết thể loại này qua phimTrung Quốc, Hàn Quốc…

Theo Nông nghiệp Việt Nam